Em có người thân sử dụng GPLX giả và bị CSGT phát hiện, hiện tại đang xử lý.Luật sư có thể cho em hỏi là mức phạt cũng như người thân em sẽ bị xử lý thế nào không ạ? Em có tham khảo trên mạng là mức phạt từ 800.000đ - 1.200.000đ. Vậy khi nào là mức phạt thấp nhất và khi nào là mức phạt cao nhất? Cám ơn luật sư!
Câu hỏi từ bạn đọc: Hoàng Kim (Vĩnh Phúc)
Trả lời:
Tại Khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau:
“Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.”
Mặt khác, nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt nêu rõ:
“5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
…….
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
….
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;…”
Như vậy, đối với những trường hợp điều khiển phương tiện giao thông sử dụng giấy phép lái xe giả sẽ bị xử lý theo quy định tại nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính về hình phạt tiền có quy định:
“Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt”.
Như vậy căn cứ vào các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính của người điều khiển phương tiện để Người có thẩm quyền áp dụng mức xử phạt tiền cụ thể trong từng trường hợp.
Trên mạng xuất hiện một số trang web có giao diện tương tự với trang thông tin điện tử GPLX do Tổng cục Đường bộ VN quản lý.
Ngành giao thông sẽ cấp giấy phép lái xe có mã hai chiều (QR) từ tháng 6/2020 và CSGT có thể dùng điện thoại để kiểm tra bằng lái qua mã này để phát hiện bằng giả.
Ngày 9/10 vừa qua, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết vừa phát hiện, xử phạt một lái xe sử dụng GPLX giả không do cơ quan có thẩm quyền cấp. Đáng chú ý lái xe khai nhận mua GPLX đó từ một người lạ với giá 5 triệu đồng.
Những thông tin rao bán giấy phép lái xe và "bao" đỗ thi cấp giấy phép lái xe trên mạng xã hội khiến Tổng cục Đường bộ Việt Nam cùng các đơn vị chức năng và đặc là cơ quan Công an vào cuộc điều tra.