Vừa nổ máy đã kéo ga
Vì nhu cầu cấp thiết, vội vã, chúng ta rất hay mắc phải tình trạng này, vô hình chung đây là lý do khiến xe bạn bị hư hại và phải sửa chữa tốn kém. Hiện nay, đa số các mẫu xe máy đều có hệ thống phun xăng điện tử tuy nhiên vẫn cần một lượng thời gian nhất định để kiểm tra cảm biến và nạp nhiên liệu vào vòi bơm. Nên chờ đèn báo FI tắt trước khi khởi động xe.
Chạy xe quá chậm
Thói quen di chuyển xe ở tốc độ quá chậm sẽ khiến xe sản sinh một lượng nhiệt lớn khiến quạt làm mát tại vị trí két nước phải hoạt động liên tục, vừa gây tốn xăng vừa làm máy không được bền. Điều này không có nghĩa là phải lái xe với tốc độ cao là tốc độ phù hợp với khung đường đang di chuyển, không quá nhanh, nhưng cũng không quá chậm.
Chạy đến khi xe hết nhiên liệu hoàn toàn
Chạy xe đến khi bình nhiên liệu cạn kiệt sẽ gây ra nhiều vấn đề về động cơ, đồng thời cắt giảm tuổi thọ của bộ phận bơm nhiên liệu vì nhiên liệu đóng vai trò là chất làm mát hệ thống bơm.
Chỉ phanh bằng phanh trước
Đây là thói quen của rất nhiều người, nhất là phụ nữ khi đi xe ga. Khi xe đang di chuyển với một tốc độ ổn định, có tình huống bất ngờ phía trước bạn cảm thấy giật mình và dồn lực để bóp phanh trước, hành động này sẽ xe mất kiểm soát. Những người sử dụng xe ga chưa quen phanh đĩa trước nên đến các cửa hàng sửa xe máy và làm giảm bớt độ “ăn” của phanh, tránh các tình huống đáng tiếc xảy ra.
Khi gặp chướng ngại nên giảm tốc độ, sử dụng cả phanh trước và phanh sau gần như cùng một lúc. Bóp phanh vào dần, tránh các tình huống phanh gấp bằng phanh đĩa trước.
Đổ xăng tùy ý
Hầu hết những xe tay ga đời mới đều được trang bị động cơ thế hệ mới và đạt tiêu chuẩn khí thải cao. Vậy nên các bạn hãy đổ xăng đúng tiêu chuẩn của xe (mogas 92, mogas 95) để xe được bền hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Để xe “bơi” trong nước
Lái xe vào đường ngập nước dễ gây hư hại cho xe vì khi đi qua đoạn đường ngập nước, luôn phải vặn tay ga lớn hơn bình thường, đó là chưa kể tới tình trạng xe bị ngập nước. Lưu ý khi bóp phanh cũng phải giữ nguyên tay ga để hơi ở ống pô luôn duy trì ở trạng thái đẩy nước ra ngoài, tránh hiện tượng nước ộc vào ống pô, gây chết máy.
Không thay dầu nhớt
Không ít người quan niệm chỉ thay dầu khi màu sắc của dầu xe thay đổi. Tuy nhiên, khi dầu nhớt đã ngả sang màu khác thì nó đã hết tác dụng bôi trơn động cơ vì vậy nên thay dầu định kỳ, khoảng 2.000km/lần.
Không chăm sóc ắc-quy khô
Trong quá trình sử dụng, ắc quy luôn cần được bảo dưỡng thường xuyên, nhằm tránh các sự cố bất ngờ về điện trong khi vận hành. Trong điều kiện thời tiết ở Việt Nam, các thiết bị điện tử “ăn” điện từ ắc quy như: đèn pha, xi nhan, còi… lại dễ bị hỏng hóc, xuống cấp hơn ắc quy, và khi các thiết bị trên hỏng hóc sẽ làm hỏng ắc quy. Do đó, ngoài kiểm tra ắc quy, bạn nên kiểm tra định kỳ toàn bộ hệ thống điện trên xe trong những lần bảo dưỡng định kỳ
Không chú ý tới nước làm mát
Sau khoảng 3.000 km, xe cần bảo dưỡng, thay nước làm mát, súc rửa lại két nước, kiểm tra, điều chỉnh lại rơ le gió và van đóng mở két nước, làm sạch bụi bẩn ở quạt gió và két nước để tăng hiệu quả làm mát…
Ảnh: nguồn Internet
Theo số liệu thống kê từ Phòng kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam, đã có hơn hàng nghìn phương tiện bị từ chối đăng kiểm ở lần đầu tiên vì mắc một số lỗi. Bên dưới đây là tổng hợp các lỗi ô tô mà bạn cần biết để tránh bị từ chối đăng kiểm.
Những cung đường đèo dốc là nỗi ám ảnh cho những ai chưa có nhiều kinh nghiệm lái xe mỗi khi đi ngang qua. Trong bài viết này, nhằm chia sẻ đến bạn đọc những kinh nghiệm lái xe và kỹ năng cần thiết khi lái xe trên đường đèo núi có dốc rất cao hoặc quanh co liên tiếp.
Một loại ma túy tự tổng hợp của một bộ phận “dân chơi” Congo đang kéo theo nhiều hậu quả khi nó được tổng hợp từ nhiều loại chất trong đó không thể thiếu muội khói từ ống xả của ô tô.
Trong khi các nhà sản xuất xe ô tô và xe máy đang cùng nhau phát triển sản phẩm sử dụng năng lượng điện để thay thế, theo yêu cầu tiêu chuẩn khí thải trên toàn thế giới. Nhưng Ducati không hài lòng với con đường này và đang cố tạo ra nguồn nhiên liệu tổng hợp giúp duy trì động cơ đốt trong được lâu hơn, trước tin đồn sẽ bị cấm sau năm 2040.
Khoảng 30,000 là số chi tiết để cấu thành nên một chiếc xe ô tô. Trong quá trình sử dụng hàng ngày, có những chi tiết chúng ta biết do một lần nào đó cần đến, nhưng thậm chí lại có những chi tiết không ai biết đến sự tồn tại của nó ngay cả khi dùng cho tới lúc xe hỏng. Là một chủ xe, đôi khi chúng ta sử dụng theo thói quen mà không để ý đến công dụng thực sự của những thứ đang có trên chiếc xe của mình.