Va quẹt xe, phơi nắng trực tiếp hoặc tiếp xúc nhiều với nước…là những nguyên nhân có thể gây hư hại cho lớp sơn quý giá của xe bạn. Hãy cùng xem tại sao và cách khắc phục những điều này như thế nào.
Va chạm
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trầy xước, bong tróc và thậm chí tổn hại đến thân xe chính là những cú va quẹt, đụng chạm dẫn đến tai nạn trên đường. Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của vết xước nhưng lời khuyên vẫn là cố gắng xử lý càng sớm càng tốt, bởi vì tránh khả năng ăn mòn dẫn đến gỉ sét lớp kim loại bên trong thân xe.
Cách khắc phục thông thường là dùng giấy nhám để chà nhẵn chỗ bị trầy xước, sau đó dùng loại băng keo đặc biệt hoặc chí ít là tìm vật che chỗ gặp sự cố. Tuy nhiên, cách thức trên này chỉ mang tính chất tạm thời, tốt nhất vẫn là nên xe tới hãng xe hoặc garage để hàn lại và dán lớp bảo vệ xung quanh chỗ bị trầy xước, thậm chí nếu tình hình xấu nhất là phải sơn lại bằng lớp sơn mới.
Phơi nắng
Tia cực tím từ mặt trời không chỉ trực tiếp làm mờ đi độ bóng của lớp sơn mà còn gây bong tróc, nứt nẻ về lâu dài cho bề mặt sơn. Những vùng tiếp xúc thường xuyên và chịu ảnh hưởng nặng nhất có nguy cơ bị gỉ sét nhanh chóng nếu không được khắc phục kịp thời.
Tuỳ vào trường hợp cụ thể mà có cách giải quyết phù hợp với vùng tiếp xúc nắng, tuy nhiên cũng có cách ít hiệu quả hơn nhưng lại khá tiết kiệm là dùng một hợp chất đặc biệt mài xát lên bề mặt, đồng thời phủ thêm lớp sáp và sơn bảo vệ nhằm tránh chỗ tiếp xúc quay trở lại tình trạng cũ.
Một số lời khuyên hữu ích là không nên đỗ xe thường xuyên dưới ánh nắng gay gắt, nên chuẩn bị bạc dù để phủ lên khi cần thiết. Việc đánh bóng sơn thường xuyên cũng rất quan trọng nhưng không nên quá lạm dụng. Nếu có điều kiện thì hãy trang bị xe bạn loại sơn phủ đặc biệt giúp ngăn các tia cực tím tiếp xúc phần thân xe, đồng thời giữ nguyên vẹn lớp sơn cho xe.
Tiếp xúc nước
Thành phần của đa số các chất lỏng nói chung và nước nói riêng đều có thể tạo ra quá trình oxi hoá dẫn đến hao mòn kim loại khi lớp sơn mất độ hút nước và bốc hơi theo. Việc rửa xe với vòi nước bắn tia cường độ mạnh, sấy khô lớp vỏ ngoài xe không đúng cách và thậm chí là tiếp xúc nước mưa thường xuyên cũng sẽ dẫn đến mối nguy hại cho lớp sơn.
Cách dễ nhất để loại bỏ các điểm nước trên bề mặt sơn xe chính là sử dụng một mảnh đất sét chà xát lên bề mặt vì tính háo nước của chất liệu này, đồng thời phủ thêm bên ngoài lớp sáp hoặc keo chống gỉ sét. Có thể tham khảo bằng cách khác với giấm trắng và nước cất để rửa và lau khô chiếc xe của bạn.
Hạn chế dịch vụ rửa xe tự động bởi vì các mảng vải lớn dễ cọ xát làm ảnh hưởng đến lớp sơn và khả năng làm khô kém hơn so với tự rửa. Sử dụng phương pháp bảo vệ sơn như đánh bóng bằng dung dịch chuyên dụng, lau thường xuyên bằng vải mềm và phủ lớp thủy tinh cũng là những biện pháp phòng ngừa rất quan trọng.
Phân chim
Nghe có vẻ khá vô lý nhưng thực tế hàm lượng urê trong phân chim khá cao, dẫn đến độ ăn mòn axit cũng mạnh không kém. Khi tiếp xúc với phần lớp sơn trên thân xe thì phản ứng hoá học xảy ra rất nhanh, ảnh hưởng đến chất lượng sơn xe.
Cách “chữa cháy” là dùng giấy nhám chà vào chỗ tiếp xúc của phân chim để tránh nó bám chặt và khó gỡ ra hơn trên vỏ của thân xe. Tuy nhiên, hữu hiệu nhất là sử dụng bột nổi pha với nước theo tỷ lệ 1:4 bởi vì loại bột này có tác dụng trung hoà axit, tiếp theo phủ lên chỗ tiếp xúc để phân chim tự rớt ra, sau đó rửa lại với nước thường và dùng sơn đánh bóng chỗ bị bẩn trước đó.
Cách tốt nhất là không nên đỗ xe ở nơi có bóng râm hoặc dưới gốc cây, vì đây là nơi chim có khả năng làm bẩn xe bạn nhất. Ngoài ra, hãy luôn thủ sẵn một chiếc khăn mềm và khi cần thì một ít bột nổi hoặc chai dung dịch chuyên dụng để giải quyết “hậu hoạ” từ lũ chim.
Chiếc xe đối với chúng ta không chỉ là “con cưng” hay phục vụ gia đình, công việc ngoại giao mà nó còn là “cần câu cơm” của nhiều người. Vì vậy, công việc chăm sóc xe cần phải được thực hiện thường xuyên, đặc biệt là sơn xe. Vậy làm thế nào để làm tốt công việc đó? Dưới đây là một số lời khuyên đến từ các hãng xe như BMW, Toyota và Ford.
Quệt vào giá để chân hay quệt vào ống xả, thậm chí bị đâm vào cản sau là những nguyên nhân làm trầy xước sơn của ô tô khi va chạm với xe máy trên đường.