Mỗi ngày có hàng triệu người uống rượu, bia những vẫn lái xe đặc biệt là vào ban đêm. Hầu hết trong số đó có xu hướng bỏ qua những hậu quả thực sự của việc uống rượu, bia những vẫn lái xe cho đến khi một vụ tai nạn xảy ra đối với họ hoặc người thân của họ.
Sau khi đọc những lý do dưới đây, chắc hẳn bạn sẽ cân nhắc câu nói “đã uống rượu thì không lái xe”.
1. Tai nạn
Tai nạn là kết quả tồi tệ nhất của những tài xế say xỉn, theo kết quả thống kê, hàng năm có tới 11.000 trường hợp tử vong do say rượu lái xe. 32% các vụ tai nạn chết người có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới lái xe khi say rượu. Đó là chưa kể đến tỷ lệ những người bị thương hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng tới cuộc sống.
Các loại rượu, bia sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng xử lý tình huống, làm suy yếu khả năng vận động, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng nhận thức.
2. Hậu quả pháp lý
Ngoài việc đánh cược với tính mạng của mình và những người xung quang, lái xe khi say rượu bạn còn phải đối mặt với các hình phạt của cơ quan chức năng.
Nếu được phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức quy định bạn sẽ phải chịu các hình phạt từ: phạt tiền, tước giấy phép lái xe thậm chí là phạt tù…Các hình thức phạt sẽ tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia.
3. Ảnh hướng tới tài chính
Chịu các mức án phạt cao, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới túi tiền của bạn. Bên cạnh đó, nếu không may một vụ tai nạn xảy ra nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của gia đình bạn và những người có liên quan. Bên cạnh đó, nó còn để lại những hậu quả về mặt xã hội, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và chi phí của nhà nước.
Vì vậy, hãy luôn nhớ câu nói đã uống rượu thì không lái xe. Nếu bạn đã uống các loại rượu, bia quá mức cho phép hãy lựa chọn một hình thức di chuyển khác chẳng hạn như Taxi. Như vậy, bạn sẽ đảm bảo an toàn cho bản thân mình, người thân và những người xung quanh.
Theo ướng tính trong năm 2015, mỗi ngày có 25 người tử vong do tai nạn giao thông. Trong đó, số vụ có liên quan đến rượu, bia chiếm tới 40% và số người tử vong trong các vụ tai nạn liên quan đến cồn là 11%.