Dưới đây là những lưu ý cần thiết khi bạn muốn bảo dưỡng phanh cho “xế yêu” của mình.
Kiểm tra tổng quan
Trong quá trình lái xe, các tình huống có thể xảy ra với phanh như đạp phanh thường chạm sàn, khi phanh thì có hiện tượng xe hoặc tay lái bị rung lắc, tiếng kêu rít hoặc âm thanh kim loại va vào nhau do lớp bố thắng bị mòn… đều là những dấu hiệu cho thấy bộ phận phanh đang gặp vấn đề hư hỏng cần kịp thời sửa chữa và nhanh chóng thay mới.
Những nguyên nhân khác như chất lượng má phanh kém, lò-xo gẫy, guốc phanh không đồng tâm… tạo ra âm thanh do ổ bi bị mài mòn quá mức thì cũng nên có cách kiểm tra và sửa chữa phù hợp.
Một chi tiết quan trọng nữa cũng ảnh hưởng đến hoạt động của phanh là hệ thống dây phanh bên dưới gầm xe, kiểm tra xem các ống dẫn dầu mềm và ống dẫn kim loại có bị rò rỉ hoặc va chạm với những bộ phận khác như ống pô, bộ phát nhiệt…
Khả năng bôi trơn
Việc theo dõi và kiểm soát lượng dầu phanh mỗi tháng một lần được xem là cách hữu hiệu để biết được khả năng hoạt động, độ bôi trơn trên phanh ô tô.
Ở nắp ca-pô, khi dầu thiếu hụt thì cần châm thêm vào, nhưng có trường hợp sụt giảm thường xuyên thì có nghĩa là hệ thống ống dẫn đã bị rò rỉ hoặc tắc nghẽn nên sớm sửa chữa, hoặc thay thế khi cần thiết để không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của xe.
Các chuyên gia bảo trì còn đưa ra thêm lời khuyên khi kiểm tra dầu phanh cũng nên lưu ý đến màu sắc, dầu còn mới sẽ trong hoặc trong mờ, còn dầu đã cũ thì sẽ sậm màu và lẫn tạp chất dễ nhìn thấy.
Gỡ bánh để quan sát
Dù được bao bọc bằng lốp xe dày đặc và mâm xe chắc chắn, nhưng độ hao mòn bên trong phanh là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Để kiểm tra, bạn cần tháo bánh, gỡ phần đĩa phanh ở hai bánh trước hoặc bánh sau và quan sát xem mức độ trầy xước trên mặt đĩa phanh. Thông thường, những vết trầy xước này là nhiều cặn bẩn nằm giữa lớp bố và bề mặt đĩa phanh gây ra các tổn hại đó. Nếu cần thực hiện bảo dưỡng đĩa phanh thì cách phổ biến sẽ là làm tráng bề mặt hoặc thậm chí là thay mới.
Kiển tra độ cong vênh và xả gió
Khâu kiểm tra độ cong vênh thường sẽ định kỳ mỗi năm một lần với sự giám sát của chuyên viên sửa chữa và chủ xe, bởi vì quá trình sửa chữa và thay thế sẽ còn phụ thuộc vào mặt trong phanh bám bẩn hay bề mặt đĩa bị vênh lên nghiêm trọng ra sao.
Sau khi đã thay đĩa phanh, thay bố và dầu bạn thì nên thực hiện quá trình “xả gió” cho hệ thống phanh. Bởi vì trong dầu thắng và các ống dẫn dầu còn lẫn không khí (không khí lẫn vào khi bố thắng mòn, khi lượng dầu phanh xuống thấp) khiến cho phanh kém hiệu quả hơn. Cho nên, thao tác “xả gió” sẽ đảm bảo phanh hoạt động chất lượng và an toàn hơn.
Vệ sinh phanh
Tuỳ thuộc vào tần suất đi lại, tính chất địa hình mà có những cách vệ sinh phanh phù hợp cho xe bạn. Ở điều kiện giao thông trong nước, hiện nay việc bảo dưỡng định kỳ cho phanh rất quan trọng và nên thực hiện theo đúng chỉ dẫn từ nhà sản xuất, hãng xe yêu cầu.
Trong trường hợp, xe có gắn hệ thống phanh ABS, thì cần quan tâm những điều sau: kiểm tra tính hoạt động của bộ phận bơm thuỷ lực, chú ý đèn cảnh báo khi ABS hết sử dụng, xác nhận độ nhạy thông qua hiện tượng “phản hồi” khi đạp phanh. Ngoài ra, tuổi thọ của phanh ABS còn phụ thuộc vào quá trình bảo dưỡng chung của cả hệ thống phanh trên xe.
Với sự tiến bộ của công nghệ thông tin thì người dùng có thể biết được những hạng mục mà chiếc xe cần làm trong thời gian sử dụng, một số việc có thể thực hiện ngay tại nhà.
Bảo dưỡng ô tô là một trong những việc bắt buộc phải làm nếu muốn chiếc xe có độ bền cao, tuy nhiên người dùng cần lưu ý một số hạng mục để tránh lãng phí tài chính.
Thông thường các dịp nghĩ dài ngày, nhiều gia đình có kế hoạch đi chơi xa, tuy nhiên kha khá các chủ xe không thể đến bảo dưỡng tại hãng thì vẫn có thể kiểm tra nhanh một số hạng mục ngay tại nhà để không bị lỡ chuyến.
Quỹ đầu tư mạo hiểm Touchstone Partners hôm nay công bố khoản đầu tư 1 triệu đô la Mỹ vào Công ty Cổ phần Công nghệ Bave.
Khác với xe xăng, dầu, ô tô điện có ít các hạng mục cần phải thực hiện hơn ở các kỳ bảo dưỡng định kỳ.