1. Dầu bôi trơn
Định kỳ 3-6 tháng hoặc 5.000-8.000 km thay dầu bôi trơn một lần, nên thay lọc dầu sau 2 lần thay dầu. Đó là lời khuyên của rất nhiều chuyên viên kỹ thuật, đừng quá chủ quan bởi dầu bôi trơn có vai trò khá quan trọng sự hoạt động ổn định của động cơ.
2. Gạt mưa
Nếu xe của bạn thường xuyên phải tiếp xúc với khí hậu mưa nắng, hãy lưu ý đến lớp cao su gắn trên gạt mưa, sau hai năm lớp bảo vệ này rất dễ bị rạn nứt, chai cứng hay chảy dẻo khiến lớp cao su trở nên vô dụng cho dù cần gạt vẫn ra sức quay.
3. Hệ thống phanh
Đối với những chiếc xe thường xuyên chở tải nặng, hoặc đi trong phố đông làm tăng tốc độ mòn má phanh, thì nên chú ý thay má phanh khi cần thiết, ở một số dòng xe cao cấp thường trang bị cảm biến báo mòn tự động, tuy nhiên bạn vẫn nên làm chủ việc bảo dưỡng phanh theo định kỳ.
Mặt khác, khi phanh xuất hiện tiếng kẹt ở cơ cấu phanh với tần số thay đổi theo tốc độ, thì đa phần các trường hợp là mòn má phanh. Không phải lúc nào mọi hệ thống cũng hoạt động trơn tru, cơ cấu bào mòn cũng vậy. Vì thế, sau 3-5 năm sử dụng hoặc 50.000-120.000 km dù không có bất thường nào, bạn cũng nên kiểm tra cơ cấu phanh vì rất có thể các má đã mòn trơ và cào sát đĩa phanh.
Ngoài nguyên nhân mòn má phanh gây hiện tượng đạp phanh không ăn, hãy nghĩ tới các gioăng cao su làm kín. Vấn đề hở gioăng có thể xuất hiện khi xe đi 160.000 km, nhưng nếu cố rà phanh liên tục, nhiệt độ tăng cao ở cơ cấu phanh, các gioăng có thể hỏng bất cứ lúc nào.
5. Ắc quy
Có thể bạn chưa biết, nhưng ngay cả khi xe không hoạt động thì ắc-quy vẫn trong tình trạng làm việc, bởi vậy các chuyên gia khuyến cáo nên thay chúng sau 4-5 năm sử dụng.
6. Đèn LED
Với đèn Xenon hay LED, cháy bóng không còn là vấn đề lớn. Nhưng trên những loại bóng sợi đốt truyền thống thì lại phức tạp hơn, tuổi thọ của chúng chỉ kéo dài khoảng 7 năm, khoảng thời gian có thể rút ngắn lại khi xe thường xuyên đi đêm hoặc trên đường xóc, vì vậy bạn nên thay thế nhanh chóng nếu phát hiện đèn của mình đã quá “già”.
7. Lốp xe
Nếu xe sử dụng thường xuyên, trung bình khoảng 19.000 – 24.000 km mỗi năm, hoa lốp sẽ bị mòn trước khi lớp cao su tổng hợp bị thoái hóa. Nhưng nếu chỉ chạy xe vào dịp cuối tuần khoảng 10.000 km/năm, lốp có thể bị lão hóa trước khi mòn quá mức. Theo các chuyên viên kỹ thuật, tốt nhất không nên sử dụng lốp quá 6 năm bởi khi đó lớp cao su lão hóa có thể làm tăng nguy cơ nổ lốp.
8. Hệ thống dẫn điện
Bu-gi platin hoặc iridi thường có tuổi thọ 160.000 km hoặc 8 năm. Tuy nhiên, chúng có thể phải được thay thế trước đó nếu phát hiện đầu nến đánh lửa có quá nhiều cáu bẩn, dính muội dầu hoặc phần sứ bị nứt.
Ngoài ra, máy phát cũng là bộ phận khá quan trọng với động cơ khi là nguồn cung cấp điện chính. Nếu xe của bạn phải chở tải nhiều sẽ khiến máy phát bị giảm tuổi thọ. Nên lưu ý rằng, nếu khả năng nạp điện cho ắc-quy kém, cần kiểm tra các điện cực của bình điện, rồi hãy thực hiện các bước kiểm tra khác. Trước khi đưa ra quyết định thay thế, bạn nên đề nghị thợ kiểm tra lại tính năng của máy phát bằng đồng hồ đo điện.
Một số người thường cho rằng bơm nhiên liệu bị lỗi thì cần thay lọc xăng tuy vậy áp suất phun vẫn thấp. Nhưng thực tế, vấn đề lại nằm ở bộ ổn định áp suất, tắc đường ống, hoặc hệ thống điện có vấn đề. Bơm thường gặp hỏng sau năm thứ 6 trở đi, nguyên nhân phổ biến là do thói quen thường xuyên để nhiên liệu trong bình ở mức thấp làm bơm không được bôi trơn đầy đủ.
Lỗi cháy cầu chì thường xuyên đồng nghĩa với hệ thống điện đang có vấn đề. Cầu chì có chức năng bảo vệ mạch điện, nó bị đứt chứng tỏ đã có dòng điện cao chạy qua. Nguy cơ cháy nổ xe sẽ tăng nên nhiều lần nếu sử dụng cầu chì có dòng định mức cao hơn quy định.
(Tổng hợp)
Sau đây là những bộ phận dễ hỏng hóc hay dở chứng và khiến các chủ xe tốn kém chi phí sửa chữa nhất nếu không được bảo dưỡng đúng cách.