Trả lời:
Tại Điều 32 Luật giao thông đường bộ có quy định về người đi bộ như sau:
“1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.”
Mặt khác tại điều 9 Nghị định 46/2016/NĐ-CP hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi đúng phần đường quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường;
c) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.
2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
b) Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.”
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 46 Nghị định 46/2016/NĐ-CP người đi bộ khi tham gia giao thông còn bị phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với hành vi vi phạm:“Người đi bộ vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng; vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường hoặc hướng dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung, hầm khi đi qua đường ngang, cầu chung, hầm”.
Như vậy, Không chỉ có người điều khiển phương tiện giao thông khi vi phạm giao thông mới bị xử phạt vi mà người đi bộ khi tham gia giao thông thực hiện hành vi vi phạm các quy định tại Điều 32 Luật giao thông đường bộ cũng bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung
Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)
Người đàn ông đang đi bộ trên vỉa hè đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM thì bất ngờ bị xe sang tiền tỉ lao lên lề đường tông trúng. Chiếc xe sau đó ủi thẳng vào nhà dân làm vỡ một mảng tường.
Hãng xe Nhật Bản đã công bố phát hành một mẫu xe điện 3 bánh với mục đích ban đầu là hướng đến hỗ trợ người lớn tuổi cũng như nhân viên hoạt động ở các khu vực rộng lớn nhưng phải đi bộ nhiều.
Tại Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), người tham gia giao thông nếu đi bộ sai luật, gây hậu quả nghiêm trọng, có thể bị phạt tù đến 15 năm.
Một số thông tin chi tiết về thế hệ mới của dòng xe Impreza 2017 đã được Subaru tiết lộ trước khi dòng xe này chính thức được bán ra tại Nhật Bản.
Thời gian qua, tình trạng người đi bộ vi phạm Luật Giao thông gây nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông rất phổ biến. Đây là một trong những vấn nạn nổi cộm ở TP.HCM nhưng chưa có hướng tháo gỡ. Còn ở Hà Nội, một ngày ra quân, CSGT đã xử lý 102 người đi bộ phạm luật.