Đang lưu thông thì tôi qua đường và bị một chiếc ô tô đâm trực diện (tại nơi không có biển báo). Sau vụ tai nạn xe tôi bị hư hỏng nặng, xe ô tô thì bị bể đèn bên trái, tổng thiệt hại là 17 triệu. Bên bảo hiểm ô tô đã thanh toán số tiền, theo kết luận của cảnh sát giao thông thì tôi là người có lỗi và phải đền bù hết chi phí, nhưng vì chưa có điều kiện chi trả nên tôi bị giữ xe. Tôi muốn hỏi luật sư là nếu tôi không giải quyết thỏa thuận hoặc bỏ xe thì liệu tôi có bị kiện? Chủ ô tô liệu có thể ủy quyền cho bên bảo hiểm để xử lý việc này?
Mong luật sư tư vấn. Cám ơn rất nhiều!
Trả lời:
Tại điều 605 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về nguyên tắc bồi thường như sau:
“1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.”
Mặt khác, theo Điều 186 bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền khởi kiện vụ án như sau: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
Như vậy, Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại pháp luật tôn trọng thoả thuận giữa bạn với bên bị thiệt hai mức bồi thường và phương thức bồi thường. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không thỏa thuận và bỏ xe lại cũng như không bồi thường thiệt hại cho bên bị hại thì bên bị hại có thể sẽ khởi kiện để bảo vệ lợi ích của họ (Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm. Điều 607. Bộ luật dân sự). Khi khởi kiện ra Tòa án, Tòa sẽ căn cứ vào mức độ lỗi, điều kiện chi trả,…. Của bạn để ra phán quyết yêu cầu bồi thường cho bên bị hại.
Tại Điều 577 bộ luật dân sự 2005 quy định về chuyển yêu cầu hoàn trả (hợp đồng bảo hiểm) như sau:
“Trong trường hợp người thứ ba có lỗi mà gây thiệt hại cho bên được bảo hiểm và bên bảo hiểm đã trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm thì bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả. Bên được bảo hiểm có nghĩa vụ phải cung cấp cho bên bảo hiểm mọi tin tức, tài liệu, bằng chứng cần thiết mà mình biết để bên bảo hiểm thực hiện quyền yêu cầu đối với người thứ ba.”
Do đó khi công ty bảo hiểm đã thanh toán chi phí cho bên được bảo hiểm rồi thì chủ xe ô tô đương nhiên có quyền xử lý việc này thông qua hợp đồng bảo hiểm mà hai bên đã ký kết mà không cần phải chủ xe ô tô ủy quyền.
Rất nhiều điểm mới trong Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
Sáng ngày 8/12, trên mạng lan truyền đoạn video ghi lại cảnh một người đàn ông qua đường ẩu gây tai nạn sau đó đánh dập dã man không tiếc người bị nạn là nữ sinh khiến nhiều người bức xúc.
Có một số thói quen lái xe xấu không gây ra nhiều rắc rối khi lái xe trên đường khô nhưng có thể trở thành vấn đề thực sự lớn khi thời tiết xấu, đặc biệt là khi trời mưa. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến nhất mà các tài xế thường mắc phải khi lái xe trong thời tiết mưa bão và những mẹo lái xe hữu ích giúp bạn an toàn trên đường.
Bộ Công an đề xuất nếu tài xế gây tai nạn thì trung tâm đào tạo và giáo viên dạy lái cũng phải có trách nhiệm liên quan.
Thời gian gần đây, tình trạng đạp nhầm chân ga thường xảy ra ở phụ nữ dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Điển hình như vụ tai nạn do nữ tài xế lái chiếc Toyota Camry đâm đụng nhiều xe máy ở khu vực Bình Thạnh tối qua.
16,000,000đ
Hồ Chí Minh
Yamaha Exciter
20,000,000đ
Hồ Chí Minh
Honda SH
16,000,000đ
Hồ Chí Minh
Suzuki GSX
16,000,000đ
Hồ Chí Minh
Vespa LXV