Trả lời:
Giấy vận tải và Giấy phép kinh doanh vận tải hoàn toàn khác nhau. Kinh doanh vận tải là một trong các ngành kinh doanh có điều kiện và một trong những điều kiện cần có là phải có giấy phép kinh doanh vận tải. Giấy phép kinh doanh vận tải là loại giấy phép được cấp cho doanh nghiệp có đủ điều kiện khi kinh doanh ngành nghề vận tải và thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải có mã ngành kinh doanh vận tải mới xin được giấy phép kinh doanh vận tải). Giấy phép kinh doanh vận tải do Sở Giao thông - Vận tải cấp.
Giấy vận tải được quy định tại khoản 2, Điều 52, Thông tư 63/2014/TT về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ như sau:
“2. Giấy vận tải
a) Giấy vận tải bao gồm các thông tin sau: tên đơn vị vận tải; tên đơn vị hoặc người thuê vận chuyển; hành trình (điểm khởi đầu, lộ trình, điểm kết thúc hành trình); số hợp đồng (nếu có), ngày, tháng, năm ký hợp đồng; loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe; thời gian nhận hàng, giao hàng và các nội dung khác có liên quan đến quá trình vận tải, cự ly của hành trình hoạt động được xác định từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc của chuyến đi;
b) Giấy vận tải do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường; trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tê vào Giấy vận tải.
c) Sau khi xếp hàng lên phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển, chủ hàng (hoặc người được chủ hàng ủy quyền), hoặc đại diện đơn vị hoặc cá nhân (nếu là cá nhân) thực hiện xếp hàng lên xe phải ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 28 của thông tư này”.
Như vậy, Giấy vận tải là do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường. Theo khoản 6, Điều 53 của thông tư này thì: “Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật”.
Mẫu Giấy vận tải theo quy định tại Phụ lục 28 (Ban hành kèm theo Thông tư 63/2014/TT-BGTVT ngày 7/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải).
Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung
Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)
Câu hỏi từ bạn đọc CafeAuto có nội dung: Tôi là tài xế ô tô đang di chuyển trên làn dành cho ô tô, bỗng bị một chiếc xe máy đi vào phần đường đó và cố tình đi chậm, ngăn cản tốc độ của ô tô phía sau. Tôi đã kiên nhẫn đi chậm phía sau nhưng đoạn đường phải chạy chậm quá dài, vì vậy tôi đã tăng tốc độ và đụng vào đuôi xe máy. Tài xế xe máy bèn xuống xe và đạp gãy gương của ô tô của tôi. Trong tình huống vậy, tài xế xe máy bị tội gì?
Câu hỏi từ bạn đọc CafeAuto có nội dung: Đi ôtô trên đường, thấy đủ điều kiện an toàn, tôi xin vượt nhưng xe phía trước không nhường đường, thậm chí có phần cản trở. Vậy họ có vi phạm luật an toàn giao thông không?
Câu hỏi từ bạn đọc CafeAuto có nội dung: Tôi chạy phía bên phải và khi dừng đèn đỏ, tôi đậu vào phần vạch màu vàng (dành cho phương tiện rẽ phải). Tôi vi phạm lỗi "không chấp hành chỉ dẫn của biển báo và vạch kẻ đường "hay là lỗi "đi sai làn" ạ? Cảm ơn Luật sư!
Câu hỏi từ bạn đọc CafeAuto có nội dung: Tôi cho bạn mượn xe chưa đăng ký biển số, sau đó, bạn bị tổ công tác tạm giữ phương tiện, vì xe đi vào đường một chiều và không đội mũ bảo hiểm. Xin hỏi xe tôi sẽ bị giữ trong bao lâu?
Câu hỏi từ bạn đọc CafeAuto có nội dung: Tôi có nghe nói về quy định lái xe quá chậm cũng bị xử phạt, mong Luật sư tư vấn thêm cụ thể quy định này là như thế nào?