Tôi dừng xe chờ đèn đỏ. Xe đi sau đâm vào phía sau xe của tôi gây móp éo, vỡ đèn hậu, vỡ cản sau... sau đó chủ xe gây tai nạn bỏ đi. Công an đến lập biên bản và tạm giữ cả 2 xe và đã tìm được người gây tai nạn.Vậy xin hỏi:
1. Để lấy được xe ra đi sửa tôi phải làm thủ tục gì?
2. Trách nhiệm của người điều khiển xe sau (xe gây tai nạn) đối với tôi như thế nào?
Mong chuyên gia tư vấn thêm. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Tại khoản 1 Điều 38 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm như sau:
“a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.”
Như vậy, khi xảy ra tai nạn những người liên quan đến vụ tai nạn phải phải thực hiện theo quy định tại Điều 8 nêu trên. Trong trường hợp này người điều khiển ô tô đã gây tai nạn và bỏ chạy đã không thực hiện trách nhiệm của mình mà đã có hành vi thuộc vào hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Khoản 17 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008: “Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm” nên sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định Điều 5, 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Như vậy, nếu bạn không có lỗi gây ra tai nạn thì sau khi có kết luận khám nghiệm phương tiện đơn vị tạm giữ phương tiện sẽ ra quyết định trả xe cho bạn. ngược lại nếu bạn có lỗi gây ra tai nạn sau khi khám nghiệm phương tiện xe của bạn sẽ bị tạm giữ và chuyển sang cơ quan điều tra đến khi kết thúc vụ án.
Theo Điều 604 bộ luật Dân sự 2005 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”
Do đó, người điều khiển phương tiện gây tai nạn cho bạn sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bạn như chi phí về: đèn hậu, vỡ cản sau.....
TP.HCM đã đầu tư khá lớn trong ứng dụng khoa học công nghệ vào điều hành giao thông. Tới đây việc xử phạt nguội thông qua hình ảnh vi phạm giao thông dựa vào công nghệ là chính.
Vụ tai nạn giao thông liên hoàn trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương vào đêm 15-11 mà lực lượng cứu thương khó tiếp cận hiện trường vì nhiều xe chạy vào làn dừng xe khẩn cấp. Đơn vị chức năng cho biết sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý.
Do bị kẹt xe, tôi có điều khiển xe máy chạy trên vỉa hè và bị CSGT lập biên bản vi phạm hành chính, phạt đến 450.000 đồng. Xin hỏi, xử phạt như vậy là đúng hay sai?
Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, TNGT 6 tháng đầu năm giảm sâu nhất trong nhiều năm qua cả về số vụ, số người chết và số người bị thương so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Nghị định 27/2010/NĐ-CP, trong những trường hợp cần thiết có thể huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
16,000,000đ
Hồ Chí Minh
Yamaha Exciter
16,000,000đ
Hồ Chí Minh
Suzuki GSX
20,000,000đ
Hồ Chí Minh
Honda SH
16,000,000đ
Hồ Chí Minh
Vespa LXV