Trả lời:
Tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT có quy định như sau:
Vạch 1.2 là vạch đơn, liền nét, màu vàng, bề rộng vạch 15 cm.
“Vạch 1.2: Vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đơn, nét liền
Áp dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 làn xe, không có dải phân cách giữa; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch. Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn.
Chỉ được sử dụng vạch 1.2 để phân chia hai chiều xe chạy khi bề rộng làn đường đáp ứng được điều kiện chuyển động của các loại xe có kích thước lớn được phép tham gia giao thông trên tuyến đường đang xét.”\
Vạch 2.2 là vạch đơn, liền nét, màu trắng, bề rộng vạch 15 cm.
“Vạch 2.2: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, liền nét.
Áp dụng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe" chuyển làn hoặc sử dụng làn khác; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.”
Như vậy, trường hợp không may đè vào Vạch 1.2: Vạch phân chia hai chiều xe chạy sẽ bị xử lý vi phạm với lỗi đè vạch. Trường hợp không may đè vào vạch 2.2: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, liền nét sẽ bị xử lý vi phạm với lỗi đi sai làn đường. Mức phạt được quy định cụ thể tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung
Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)
Theo quy chuẩn mới 41/2016, xe không được phép đè lên vạch liền dùng để phân chia các làn đường trong cùng một chiều.
Việc cắt ngang từ đoạn giữa của vạch mắt võng bị coi là lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu.
Câu hỏi xin tư vấn từ bạn đọc CafeAuto có nội dung: Trường hợp xe ô tô dừng đèn đỏ, bánh xe đè vạch liền của đường 2 chiều thì bị phạt lỗi gì?