Tôi điều khiển xe máy chạy từ khu công nghiệp qua khỏi ngã tư thì bị CSGT thổi phạt. Khi hỏi nguyên nhân vi phạm thì CSGT đưa ra lỗi đi sai làn đường quy định theo tiêu chuẩn biển số 412. Tuy nhiên, tôi không chấp nhận lý do trên mà đã giải thích như sau: vị trí đặt biển 412 là không đúng với quy định, mặc dù có tới 2 biển nhưng lại đặt ở các vị trí không đúng tầm nhìn của người điều khiển, nói chung là chẳng khác nào dùng để “bẫy” người lái xe.
Mặt khác, sau khi lập biên bản và thu GPLX, CSGT cũng không cho người vi phạm ghi nhận ý kiến cá nhân về lỗi này, mà chỉ nói lại là “muốn gì thì hãy khiếu nại sau”. Điều này là không đúng với quy định, thậm chí là gây phản cảm cho người vi phạm. Tôi được biết là trường hợp này có thể khiếu nại với đơn vị CSGT nhưng không biết là nên làm thủ tục như thế nào.
Mong các chuyên gia tư vấn thêm.
Câu hỏi từ bạn đọc: Lý Hoàng (Đồng Nai)
Trả lời:
Tại Khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011 về giải thích từ ngữ nêu rõ:
“Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.
Như vậy, nếu bạn có căn cứ cho rằng việc lập biên bản xử phạt của cảnh sát giao thông với mình là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại lên cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại để xem xét lại quyết định, hành vi trên. Theo trình tự khiếu nại được quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại 2011:
" 1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính."
Việc khiếu nại được thực hiện dưới hình thức bằng các đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung
Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)
Trưởng Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đồng Nai nghiêm cấm lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ công an can thiệp xử lý vi phạm giao thông.
Trong trường hợp tài xế vi phạm luật giao thông đường bộ mà chậm nộp phạt sẽ bị tính lãi theo ngày dựa trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Các cán bộ, đảng viên vi phạm giao thông có thể bị đưa vào tiêu chí xếp loại. Người đứng đầu đơn vị có người vi phạm có thể bị kiểm điểm, xem xét trách nhiệm.
Trong suốt thời gian du Xuân, việc không bị dừng bởi cảnh sát giao thông là một điều may mắn, tuy nhiên bên cạnh đó người dùng có thể bị phạt nguội thông qua các thiết bị chuyên dụng và hiện đã có một số phương án kiểm tra nhanh nhất.
Tưởng chừng việc tránh nắng dưới bóng râm khi chờ đèn đỏ là bình thường, nhưng thực tế hành vi này lại vô tình vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt tới vài trăm ngàn.