Tiện ích, - 12/02/2019 06:00 PM
Xe đột ngột không đề máy được sẽ làm bạn bối rối vì không hiểu tại sao mới hôm qua còn bình thường nay lại không khởi động được. Dưới đây là các nguyên nhân dẫn tới việc khó đề hay không nổ máy được giúp xử lý sự cố tốt hơn.

Ác quy hỏng hoặc yếu

Dấu hiệu:

Khi bạn bật chìa khóa, các hệ thống đèn trên táp lô vẫn sáng, nhưng có dấu hiệu chập chờn, hệ thống điện, đèn, còi hoạt động rất yếu và không thể khởi động xe được tức là bình ắc quy của bạn đã rất yếu hoặc hết bình không thể cung cấp năng lượng cho xe hoạt động.

Cách xử lý:

Đối với xe máy, bạn sử dụng cần đạp để khởi động máy và nhanh chóng đến các trung tâm dịch vụ để sạc hoặc thay thế bình mới. Với xe không có cần khởi động bạn buộc phải thay bình mới để có thể sử dụng bình thường.

Với xe ô tô bạn cần nhờ một ô tô khác hỗ trợ việc kích bình bằng cách câu dây, khi đã thành công, bạn nên đến các trung tâm gara để kiểm tra lại ắc-quy và xóa lỗi hệ thống phát sinh trong quá trình kích bình.

Các cực ắc quy kết nối kém

Đây cũng là một trong nhũng nguyên nhân dẫn đến việc đề máy không lên do sau một thời gian dài hoạt động, các đầu cực ắc quy sẽ bị ăn mòn, bám bẩn làm giảm khả năng truyền tải nạp điện của hệ thống.

Cách xử lý:

Bạn nên tiến hành vệ sinh lại các cực nối, đầu kẹp của bình ắc quy bằng các dụng dịch chuyên dùng, nếu bạn không đủ kiến thức hoặc khả năng để làm tốt nhất nên ra các gara và nhờ họ làm dùng để tránh các hư hại khác.

Nếu bạn đang trên đường đi, không đủ dụng cụ hay ở nơi vắng vẻ, bạn có thể xử lý nhanh bằng cách nới lỏng và xoay lại dây kẹp ở đầu cắm ắc quy sau đó vặn chặt lại, tiến hành làm lại quy trình trên tới khi xe đề máy được.

Lỗi hệ thống chống trộm

Đây là tình trạng thường gặp nhiều nhất trên xe máy, do sự đấu nối các jack dây, bộ chống trộm kém chất lượng hay ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết làm tê liệt các hệ thống điện đề của xe. Vì thế khi sử dụng bộ chống trộm nên tham khảo các cơ sở uy tín để tránh phiền phức khi sử dụng.

Cách xử lý

Nếu không thể tự mình kiểm tra, hãy liên hệ lại nơi lắp để được bảo hành, kiểm tra và tìm ra nguyên nhân hư hỏng. Nếu hệ thống chống trộm của bạn quá cũ, gặp tình trạng trên nhiều lần dù đã đi kiểm tra lại thì tốt nhất bạn nên lắp một chống trộm khác tại một địa chỉ khác uy tín hơn.

Củ đề xe hỏng

Nếu bạn bấm đề máy mà nghe kèm theo tiếng “lạch cạch” xuất phát từ phía trong máy thì nguyên nhân phần lớn đến từ bộ củ đề bị hỏng do các chi tiết như bánh răng, trục ổ bi, vòng bi hư hỏng hao mòn theo thời gian gây ra tình trạng khó khởi động tới không thể nào khởi động được và buộc phải thay thế.

Cách xử lý

Nếu xe bạn có cần đạp thì việc xử lý sẽ nhanh hơn, bạn chỉ cần đạp cần cho tới khi máy nổ được và nhanh chóng tới xưởng dịch vụ thay thế. Nếu xe bạn không có cần đạp bạn buộc phải nhờ tới phương tiện khác để đem xe đi thay cục đề khác.

Xe hết nhiên liệu

Ở Việt Nam thì một số chi tiết nhỏ như kim xăng, kim tốc độ hay bị hỏng và thường ít khi thay thế nên chẳng may chúng ta quên đổ xăng hay di chuyển nhiều hơn những ngày khác dễ dẫn tới việc cạn nhiên liệu sẽ làm cho động cơ không thể nổ máy được. Bạn nên kiểm tra lại dây báo xăng, nạp thêm nhiên liệu tránh việc để cạn xăng, dầu rồi mới đổ tránh được phiền toái khi không tìm được trạm xăng. Nếu tình trạng này diễn ra nhiều lần sẽ làm giảm tuổi thọ của các bộ phận liên quan như bơm xăng, kim phun, lọc xăng và độ bền động cơ.

Cách xử lý

Bạn buộc phải từ bỏ thói quen hết xăng mới đổ. Tốt nhất khi kim xăng vừa chạm mức đỏ, hay còn một vạch xăng là lúc thích hợp để nạp nhiên liệu và nên chọn các cây xăng lớn uy tín để đổ tránh việc bị ảnh hưởng bởi xăng bẩn hay ăn gian số tiền đổ xăng.

Bu-gi hao mòn

Sau một thời gian sử dụng, 2 đầu cực của bu-gi hao mòn dần giảm khả năng đánh lửa, hoặc khả năng đánh lửa chậm làm động cơ khó khởi động hoặc phải đề máy rất lâu mới nổ thì đây là lúc bạn cần thay mới bu-gi. Nếu bạn cảm nhận xe ngày càng yếu đi hay đề nổ lâu hơn bình thường thì đây chính là các dấu hiệu sắp hết tuổi thọ của bu-gi.

Cách xử lý

Bugi có kích thước nhỏ gọn, vì thế bạn nên trang bị 1-2 bugi dự phòng trong cốp xe. Lưu ý cần thay thế bugi sau 10-15.000km để đảm bảo hiệu suất tốt nhất cho xe.

Kim phun xăng bị tắc

Xe hoạt động lâu ngày, cùng với việc đổ xăng ở các cây xăng kém chất lượng lâu dần dẫn đến hệ thống kin phun, bộ lọc nhiên liệu bị nghẹt bởi các cặn bẩn gây ra làm cho động cơ không thể hoạt động được vì không còn nhiên liệu hoặc lượng xăng phun vào buồng đốt quá ít để kích nổ.

Cách xử lý

Để đảm bảo độ sạch của xăng/dầu cần nên thay thế bộ lọc ở chu kì 80-100.000 km tùy theo điều kiện hoạt động và nên nạp nhiên liệu ở các trạm uy tín. Nếu có điều kiện, bạn có thể sử dụng các chất vệ sinh buồng đốt, kim phun pha trực tiếp trong bình xăng theo chu kì 5.000km một lần và các dung dịch này có giá dao động từ 50 đến vài trăm ngàn tùy thương hiệu.

Ác quy hỏng hoặc yếu

Dấu hiệu:

Khi bạn bật chìa khóa, các hệ thống đèn trên táp lô vẫn sáng, nhưng có dấu hiệu chập chờn, hệ thống điện, đèn, còi hoạt động rất yếu và không thể khởi động xe được tức là bình ắc quy của bạn đã rất yếu hoặc hết bình không thể cung cấp năng lượng cho xe hoạt động.

Cách xử lý:

Đối với xe máy, bạn sử dụng cần đạp để khởi động máy và nhanh chóng đến các trung tâm dịch vụ để sạc hoặc thay thế bình mới. Với xe không có cần khởi động bạn buộc phải thay bình mới để có thể sử dụng bình thường.

Với xe ô tô bạn cần nhờ một ô tô khác hỗ trợ việc kích bình bằng cách câu dây, khi đã thành công, bạn nên đến các trung tâm gara để kiểm tra lại ắc-quy và xóa lỗi hệ thống phát sinh trong quá trình kích bình.

Các cực ắc quy kết nối kém

Đây cũng là một trong nhũng nguyên nhân dẫn đến việc đề máy không lên do sau một thời gian dài hoạt động, các đầu cực ắc quy sẽ bị ăn mòn, bám bẩn làm giảm khả năng truyền tải nạp điện của hệ thống.

Cách xử lý:

Bạn nên tiến hành vệ sinh lại các cực nối, đầu kẹp của bình ắc quy bằng các dụng dịch chuyên dùng, nếu bạn không đủ kiến thức hoặc khả năng để làm tốt nhất nên ra các gara và nhờ họ làm dùng để tránh các hư hại khác.

Nếu bạn đang trên đường đi, không đủ dụng cụ hay ở nơi vắng vẻ, bạn có thể xử lý nhanh bằng cách nới lỏng và xoay lại dây kẹp ở đầu cắm ắc quy sau đó vặn chặt lại, tiến hành làm lại quy trình trên tới khi xe đề máy được.

Lỗi hệ thống chống trộm

Đây là tình trạng thường gặp nhiều nhất trên xe máy, do sự đấu nối các jack dây, bộ chống trộm kém chất lượng hay ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết làm tê liệt các hệ thống điện đề của xe. Vì thế khi sử dụng bộ chống trộm nên tham khảo các cơ sở uy tín để tránh phiền phức khi sử dụng.

Cách xử lý

Nếu không thể tự mình kiểm tra, hãy liên hệ lại nơi lắp để được bảo hành, kiểm tra và tìm ra nguyên nhân hư hỏng. Nếu hệ thống chống trộm của bạn quá cũ, gặp tình trạng trên nhiều lần dù đã đi kiểm tra lại thì tốt nhất bạn nên lắp một chống trộm khác tại một địa chỉ khác uy tín hơn.

Củ đề xe hỏng

Nếu bạn bấm đề máy mà nghe kèm theo tiếng “lạch cạch” xuất phát từ phía trong máy thì nguyên nhân phần lớn đến từ bộ củ đề bị hỏng do các chi tiết như bánh răng, trục ổ bi, vòng bi hư hỏng hao mòn theo thời gian gây ra tình trạng khó khởi động tới không thể nào khởi động được và buộc phải thay thế.

Cách xử lý

Nếu xe bạn có cần đạp thì việc xử lý sẽ nhanh hơn, bạn chỉ cần đạp cần cho tới khi máy nổ được và nhanh chóng tới xưởng dịch vụ thay thế. Nếu xe bạn không có cần đạp bạn buộc phải nhờ tới phương tiện khác để đem xe đi thay cục đề khác.

Xe hết nhiên liệu

Ở Việt Nam thì một số chi tiết nhỏ như kim xăng, kim tốc độ hay bị hỏng và thường ít khi thay thế nên chẳng may chúng ta quên đổ xăng hay di chuyển nhiều hơn những ngày khác dễ dẫn tới việc cạn nhiên liệu sẽ làm cho động cơ không thể nổ máy được. Bạn nên kiểm tra lại dây báo xăng, nạp thêm nhiên liệu tránh việc để cạn xăng, dầu rồi mới đổ tránh được phiền toái khi không tìm được trạm xăng. Nếu tình trạng này diễn ra nhiều lần sẽ làm giảm tuổi thọ của các bộ phận liên quan như bơm xăng, kim phun, lọc xăng và độ bền động cơ.

Cách xử lý

Bạn buộc phải từ bỏ thói quen hết xăng mới đổ. Tốt nhất khi kim xăng vừa chạm mức đỏ, hay còn một vạch xăng là lúc thích hợp để nạp nhiên liệu và nên chọn các cây xăng lớn uy tín để đổ tránh việc bị ảnh hưởng bởi xăng bẩn hay ăn gian số tiền đổ xăng.

Bu-gi hao mòn

Sau một thời gian sử dụng, 2 đầu cực của bu-gi hao mòn dần giảm khả năng đánh lửa, hoặc khả năng đánh lửa chậm làm động cơ khó khởi động hoặc phải đề máy rất lâu mới nổ thì đây là lúc bạn cần thay mới bu-gi. Nếu bạn cảm nhận xe ngày càng yếu đi hay đề nổ lâu hơn bình thường thì đây chính là các dấu hiệu sắp hết tuổi thọ của bu-gi.

Cách xử lý

Bugi có kích thước nhỏ gọn, vì thế bạn nên trang bị 1-2 bugi dự phòng trong cốp xe. Lưu ý cần thay thế bugi sau 10-15.000km để đảm bảo hiệu suất tốt nhất cho xe.

Kim phun xăng bị tắc

Xe hoạt động lâu ngày, cùng với việc đổ xăng ở các cây xăng kém chất lượng lâu dần dẫn đến hệ thống kin phun, bộ lọc nhiên liệu bị nghẹt bởi các cặn bẩn gây ra làm cho động cơ không thể hoạt động được vì không còn nhiên liệu hoặc lượng xăng phun vào buồng đốt quá ít để kích nổ.

Cách xử lý

Để đảm bảo độ sạch của xăng/dầu cần nên thay thế bộ lọc ở chu kì 80-100.000 km tùy theo điều kiện hoạt động và nên nạp nhiên liệu ở các trạm uy tín. Nếu có điều kiện, bạn có thể sử dụng các chất vệ sinh buồng đốt, kim phun pha trực tiếp trong bình xăng theo chu kì 5.000km một lần và các dung dịch này có giá dao động từ 50 đến vài trăm ngàn tùy thương hiệu.

 

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.