Với câu hỏi của bạn, Luật An Ninh xin được trả lời như sau:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang các giấy tờ sau đây:
- Đăng ký xe;
- Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định tại Điều 55 của Luật này;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Mặt khác, Tại Điều 11 thông tư liên tịch Số: 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL hướng dẫn vận tải khách du lịch bằng xe ô tô và cấp biển hiệu cho xê ô tô vận tải khách du lịch quy định về Quyền hạn và trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe như sau:
“1. Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng mẫu đơn vị kinh doanh vận tải đã trang bị và quy định.
2. Khi vận tải khách du lịch phải mang theo hợp đồng vận tải khách du lịch hoặc hợp đồng lữ hành (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của đơn vị kinh doanh du lịch); giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch; danh sách khách theo mẫu quy định tại Phụ lục X của Thông tư liên tịch này.
3. Thực hiện đúng hợp đồng vận tải khách du lịch hoặc hợp đồng lữ hành; bảo đảm an ninh, trật tự trên xe; chỉ được dừng, đỗ đón, trả khách tại các điểm ghi trong hợp đồng; không được đón thêm khách ngoài danh sách khách; không được đón, trả khách ngoài các điểm ghi trong hợp đồng; không được tổ chức bán vé, xác nhận đặt chỗ cho hành khách đi xe dưới mọi hình thức.
4. Hướng dẫn khách lên xe, phổ biến các quy định khi đi xe, giúp đỡ khách là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em.
5. Chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
6. Quyền và trách nhiệm khác thực hiện theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, khi phát hiện có vi phạm, CSGT mới có quyền dừng xe và yêu cầu xuất trình các giấy tờ trên. CSGT không có quyền yêu cầu bạn xuất trình hợp đồng lao động và xử phạt lỗi thuê xe không có hợp đồng lao động.
Theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt, người lái xe cho cá nhân hoặc tổ chức phải ký HĐLĐ với bên sử dụng lao động. Nếu phát hiện vi phạm, lực lượng Thanh tra giao thông chuyên ngành sẽ tiến hành xử phạt. Tuy nhiên, việc xử phạt được thực hiện trong quá trình lực lượng Thanh tra giao thông kiểm tra chủ phương tiện hoặc doanh nghiệp có phương tiện chứ không xử phạt tài xế khi lưu thông trên đường.
Bạn cũng cần chú ý theo quy định tại điểm h khoản 3 Điều 28 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì bạn có thể bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân hoặc từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải nếu có hành vi vi phạm “Sử dụng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có hợp đồng lao động theo quy định”.
Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung
Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)