Trả lời:
Tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định về Lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
“…3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt…”.
Tại Điều 125 Luật này cũng quy định như sau:
“…5. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.
6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.
…”
Căn cứ vào các quy định trên, việc đơn vị chức năng tạm giữ bằng lái xe khi bạn vi phạm giao thông là nhằm mục đích để bạn chấp hành xong quyết định xử phạt. Khi tạm giữ giấy phép lái xe của bạn, người ra quyết định xử phạt phải có trách nhiệm bảo quản. Trường hợp bạn đã chấp hành xong quyết định xử phạt nhưng giấy phép lái xe bị mất thì người ra quyết định xử phạt phải có trách nhiệm bồi thường cho bạn. Bạn nên làm việc với đơn vị chức năng để giải quyết sớm nhất vấn đề của mình.
Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung
Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)
Câu hỏi từ bạn đọc CafeAuro có nội dung: Chào luật sư, em bị mất bàn tay trái, hiện tại em đang sống tại HCM và vẫn đi xe 2 bánh để đi làm. Theo như em biết thông tư 24/2015 Bộ GTVT quy định sức khỏe lái xe, phụ lục 1, mục 7 cơ xương khớp quy định “Cụt hoặc mất chức năng 1 bàn tay hoặc bàn chân và các tay chân còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng)” thì sẽ không đủ điều kiện thi lái xe.
Tôi bị mất hồ sơ gốc mà muốn đổi giấy phép lái xe mô-tô thì có được không (chỉ còn bằng lái)?