Tiện ích, - 19/10/2016 03:01 PM
Khi lái xe đường dài bạn thấy bị mỏi tay? hay đi vào những khúc cua có cảm giác lái bị gượng. Có thể bạn đã cầm vô lăng chưa đúng cách, kỹ năng này lại rất quan trọng trong những tình huống khẩn cấp. Hãy tham khảo những gợi ý dưới đây để cầm vô lăng đúng cách nhất.

ban-co-dang-cam-vo-lang-dung-cach

Vị trí cầm thuận tiện

Theo kinh nghiệm của những người lái xe lâu năm, cách cầm vô lăng thuận tiện nhất là hai tay nắm bên sườn ngoài của vô lăng. Nếu đặt tay phía trong, bạn có thể bị thương nặng khi xảy ra tai nạn. Thỉnh thoảng, bạn có thể cầm vô lăng 1 tay để có cảm giác lái tốt hơn, ví dụ như lúc chuyển số hoặc thao tác trên bảng táp-lô. Còn lại hãy cố gắng điều khiển bằng cả hai tay, khi cần phản ứng nhanh, cầm vô lăng bằng hai tay sẽ giúp bạn kiểm soát tay lái tốt hơn.

Tưởng tượng vô lăng là một chiếc đồng hồ, bạn sẽ để hai tay cầm tại vị trí 9 giờ và 3 giờ. Nếu thay đổi bạn có thể di chuyển qua vị trí 10 giờ - 2 giờ là thuận tiện nhất hoặc có thể chuyển  vị trí 8 giờ - 4 giờ.

ban-co-dang-cam-vo-lang-dung-cach

Cách cầm lái ổn định

Những người mới cầm lái đều thắc mắc tại sao họ không thể lái xe đi thẳng mà luôn bị lệch sang hai bên. Mẹo nhỏ mà những bác tài lâu năm mách là bạn nên nhìn thẳng về phía trước, định hướng xe và giữ nó đi thắng, đừng đánh mắt qua hai bên đường quá nhiều vì nó khiến bạn bị lệch cảm giác lái. Khi muốn đánh lái, nhìn về phía trước và đánh theo chiều bạn muốn xoay, thực hiện điều này lâu dần sẽ giúp tay lái của bạn uyển chuyển hơn.

Để dễ điều khiển hướng chuyển động của xe, người lái xe cần cầm vô lăng lái đúng kỹ thuật: Hãy để 4 ngón tay ôm vào vành vô lăng, ngón tay cái đặt dọc theo vành vô lăng lái. Về tư thế bạn nên để vai và tay thả lỏng tự nhiên, một tư thế chuẩn khi lái xe lâu sẽ giúp bạn tránh cảm giác mệt mỏi và dễ thực hiện các thao tác khác.

Nhưng ngoài những khoản giới hạn nêu trên, thì khi gặp những trường hợp đánh lái khác nhau, bạn cần thay đổi vị trí cầm lái sao cho phù hợp. Khi muốn xe chuyển sang hướng nào thì đánh lái qua hướng đó, mức độ quay vô lăng phụ thuộc vào độ chuyển hướng, căn góc và tầm nhìn của bạn, vậy nên hãy luyện tập nhiều hơn để không bỡ ngỡ. Sau khi xe đã chuyển hướng xong, bạn cần trả lái kịp thời để ổn định theo hướng chuyển động mới.

Đánh lái là thao tác cần luyện tập nhiều và có những bước cụ thể. Tham khảo 4 cách đánh lái cơ bản để sử dụng trong những trường hợp cần thiết.

ban-co-dang-cam-vo-lang-dung-cach

Quay vô lăng sang phải bằng một tay

1. Đặt tay phải vào vị trí cao nhất trên vô lăng.

2. Nới lỏng tay để nắm vô lăng một cách thoải mái.

3. Sử dụng lòng bàn tay quay vô lăng xuống điểm thấp nhất.

4. Quay vô lăng với hướng chuyển dần lên cạnh bàn tay

5. Tiếp tục quay vô lăng và chuyển sang cách nắm bình thường.

6. Quay vô lăng lên điểm cao nhất.

Quay vô lăng sang phải bằng hai tay với kỹ thuật bắt chéo tay

1. Tay đăt trên vô lăng ở vị trí chuẩn.

2. Quay vô lăng đến thời điểm chuẩn bị bắt chéo tay phải.

3. Quay vô lăng bằng tay trái cùng lúc bắt đầu bắt chéo tay phải.

4. Quay vô lăng sau khi bắt chéo tay phải đến thời điểm chuẩn bị bắt tay trái.

5. Quay bằng tay phải và bắt chéo tay trái.

6. Quay vô lăng sau khi chéo tay trái và nắm vô lăng bằng tay phải.

C. Chọn điểm nắm vô-lăng để chuẩn bị vào cua trái

1. Đặt tay vào vị trí khi bắt đằu chuẩn bị vào cua.

2. Chọn điểm nắm cần thiết ngay trước khi bắt đầu quay vô lăng vào cua.

3. Quay vô lăng sang trái (tay trái quay vô lăng, tay phải trượt theo vô lăng).

4. Chuyển tay về vị trí bình thường.

Phương pháp “mạnh”

1. Đặt tay ở đúng vị trí.

2. Tay phải quay vô lăng sang phải, tay trái trược xuống dưới.

3. Nắm vô lăng ở điểm dưới

4. Tay trái quay vô lăng, tay phải trượt lên trên

 

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.