Tiện ích, - 09/07/2015 02:26 PM
Chạy xe motor là một thú chơi đầy những điều thú vị nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Để các biker có thêm nhiều hiểu biết để phòng tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra, hãy tham khảo danh sách 10 lưu ý an toàn cho dân chạy motor dưới đây.

1 Tuổi thọ của mũ bảo hiểm

Bạn thật may mắn nếu trong suốt 5 năm, chiếc mũ bảo hiểm của bạn không bị va chạm một lần nào, dù chỉ làm rơi hay xảy ra tai nạn. Đó quả là một thành tích đáng ngưỡng mộ. Thế nhưng cũng đã đến lúc bạn thay một chiếc mũ mới, cho dù bạn đã bảo quản nó kỹ lưỡng như thế nào. Đây không phải một chuyện bịa mà khuyến cáo của quỹ Snell Memorial. Theo thời gian, những chất keo, nhựa và các vật liệu chịu lực bên trong chiếc mũ sẽ dần thoái hóa. Mặt khác, mồ hôi và dầu nhờn trong quá trình sử dụng cũng tác động đến mũ. Hãy cho chiếc mũ cũ “về hưu” và tậu về một chiếc mới.

2 Tình trạng lốp

Ai cũng biết một chiếc lốp đã quá mòn có thể gây nguy hiểm như thế nào. Thế nên, hãy chú ý đến tình trạng lốp của bạn, xem những rãnh của lốp ở phía dưới lẫn bên cạnh và sẵn sàng thay ngay khi có dấu hiệu mòn. Hầu hết các nhà sản xuất lốp đều sản xuất nhiều loại lốp khác nhau cho từng mục đích cụ thể.

3 Kiểm tra dầu phanh

Nhiều người biết rằng thay dầu máy rất quan trọng trong việc bảo trì xe nhưng lại ít người nghĩ rằng dầu phanh cũng nên thay thế định kỳ. Dầu phanh hấp thụ độ ẩm trong không khí theo thời gian. Bỏ bê dầu phanh lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng phanh khó kiểm soát và lực phanh yếu dần. Không cần nói cũng biết một chiếc xe không có phanh đủ lực sẽ nguy hiểm thế nào. Trước khi thay đĩa phanh mới hãy thử thay dầu phanh rồi bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt.

4 Quần áo bảo hộ

Quần áo bảo hộ đạt chuẩn rất đắt. Tuy nhiên, những món đồ đắt tiền này chỉ là những phụ kiện vô cùng quan trọng. Thử tưởng tượng trong trường hợp bạn bị ngã xe, chiếc áo khoác và chiếc quần bảo hộ sẽ bị rách nát thay cho cơ thể. Những món đồ bảo hộ được chế tạo ra để chịu những chấn thương thay cho bạn.

Thật là không tốt nếu cứ dùng đi dùng lại những quần áo bảo hộ đã trải qua tai nạn. Thế nhưng, tương tự như mũ bảo hiểm đã nêu ở trên, ngay khi bạn không bị ngã xe suốt một thời gian dài, bạn cũng nên kiểm tra quần áo bảo hộ của mình thường xuyên. Đã từng có một đôi găng tay trông rất bình thường nhưng khi ngã xe thì bị rách toạc hoàn toàn. Lý do nằm ở những chi tiết nhỏ nhất như một cái khóa bị lỏng, một mối nối bị hở cũng sẽ khiến cả bộ đồ bảo hộ không còn tác dụng khi xảy ra tai nạn.

5 Luôn sẵn sàng tay phanh

Khi tham gia giao thông, tỉnh táo và sẵn sàng với các tình huống xử lý nhanh luôn là một yếu tố bảo đảm an toàn. Nếu bỗng nhiên có một xe ôtô chuyển làn ngay trước mặt bạn hoặc một tình huống tương tự xảy ra thì tốc độ phản ứng của bạn sẽ quyết định tất cả. Bạn có thể biết được một số tình huống nguy hiểm như lúc chuyển làn hoặc đi tới giao lộ, khi đó bạn nên đặt tay hờ lên phanh và côn, trong khi chân phải sẵn sàng đạp phanh sau nếu cần. Điều này rất ý nghĩa vì khi xảy ra tình huống, bạn tiết kiệm được 1 giây đặt ngón tay lên phanh có nghĩa là bạn có thêm 1 giây để xử lý.

6 Kính mũ bảo hiểm

Tầm nhìn khi lái xe rất quan trọng. Đã bao giờ bạn lái xe trong đêm với một chiếc mũ bảo hiểm có kính sậm màu. Tất nhiên là hoàn toàn có thể nhưng lại tiềm ẩn những nguy hiểm chết người. Hãy sử dụng một chiếc kính râm phù hợp với thời điểm bạn lái xe để cải thiện tầm nhìn. Tốt hơn nên sử dụng loại mũ có kính tự động chuyển đổi màu cho phép bạn nhìn rõ hơn trong đêm không khi không làm chói mắt bạn giữ trưa nắng.

7 Độ chùng của xích

Chúng ta thường không quan tâm tới xích truyền động trong khi ra lẽ ra cứ 800-1000km chúng ta nên kiểm tra chúng một lần. Xích quá căng hay quá chùng đều không tốt, nguyên nhân có thể do các mối bị kẹt hoặc bị mòn. Hãy làm sạch và tra dầu lại xích. Trong trường hợp cần phải điều chỉnh độ căng xích, hãy thực hiện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Ngoài ra bạn cũng cần phải kiểm tra bánh nhông. Bánh nhông bị mòn có thể ảnh hưởng đến gia tốc, tạo ra tiếng ồn và gây ra nguy hiểm cho bạn. Bạn hoàn toàn có thể thay xích và bánh nhông cùng lúc. Nếu xe bạn sử dụng dây curoa, bạn cũng nên kiểm tra thường xuyên. Dây curoa cũng cần được thay thế định kỳ. Hãy quan sát những dấu hiệu hư hỏng theo hướng dẫn từ nhà sản xuất để thay thế kịp thời bộ phận này.

8 Gương chiếu hậu

Bạn cần biết rõ xung quanh bạn, phía trước, phía sau, bên trái, bên phải có vật cản nào hay không. Để làm được việc này, bạn phải quan sát gương chiếu hậu. Hãy chú ý xem có ai đang tăng tốc phía sau bạn không và mau chóng nhường đường cho họ để bảo đảm an toàn.

9 Áp suất của lốp

Chúng ta đã nói về tình trạng của lốp nhưng áp suất của lốp thậm chí còn quan trọng hơn. Lốp “non hơi” hay “thừa hơi” đều ảnh hưởng đến khả năng xử lý. Do vậy, không có lý do gì để từ chối việc kiểm tra xem áp suất lốp có đúng chuẩn của nhà sản xuất hay chưa. Chỉ cần một đồng hồ đo áp suất lốp và một ống bơm hơi xe đạp đơn giản là bạn có thể xử lý được vấn đề này.

10 Tập trung

Yếu tố an toàn hay bị chúng ta bỏ qua nhất chính là sự tập trung. Chúng ta thật sai lầm khi thả hồn mình trên các cung đường chúng ta băng qua. Cần phải biết rằng, sự tập trung là chìa khóa sống còn khi tình huống nguy hiểm xảy ra. Tập trung không có nghĩa  là bạn phải có “mắt diều hâu” hay phải luôn gồng người với tay lái, sự tập trung ở đây đơn giản chỉ là sẵn sàng phản ứng với những nguy hiểm xung quanh bạn, cảm nhận chiếc xe của bạn.

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.