Mặc dù đến ngày 28/6, việc giảm 50% phí trước bạ đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước mới chính thức có hiệu lực, song từ cuối tháng 4/2020 Chính phủ đã đồng ý về chủ trương cho giảm phí này để kích cầu tiêu dùng và hỗ trợ doanh nghiệp xe trong nước.
Nhận thấy các tín hiệu từ chính sách, lo ngại rủi ro chính sách có thể khiến lượng mua xe nhập giảm do lợi thế cạnh tranh từ xe trong nước, các hãng xe nhập đã rục rịch giảm lượng nhập từ tháng 5 đến tháng 6.
Hơn nữa, một số mẫu xe nhập được bán chạy ở Việt Nam như Honda CRV, Mitsubishi Xpander hay Toyota Fortuner (bản máy dầu) đã, đang và sẽ được các hãng lên kế hoạch chuyển từ nhập khẩu sang lắp ráp tại Việt Nam. Chính vì vậy, một số đại lý, tay buôn xe lớn cũng giảm lượng nhập để nghe ngóng tình hình, phòng trường hợp giá các loại xe này được lắp ráp trong nước giảm so với mẫu nhập cùng loại, gây rủi ro, bất lợi.
Cụ thể, theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, lượng xe nhập tháng 6 ước đạt 3.000 chiếc, giảm 44,5% so với cùng kỳ và giảm 37,4% với tháng trước. Kim ngạch ước đạt 68 triệu USD, giá xe nhập bình quân đạt 521 triệu đồng/chiếc.
Tổng lượng xe nhập 6 tháng đầu năm ước đạt 39.000 chiếc, kim ngạch đạt 879 triệu USD, bình quân giá xe nhập đạt gần 520 triệu đồng/chiếc.
Lượng xe nhập về Việt Nam trong 6 tháng qua ước giảm 47% về lượng và gần 48% về trị giá.
Trước đó, trong tháng 5/2020, theo Tổng cục Hải quan, ô tô nguyên chiếc các loại được khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ 2 thị trường chính là từ Indonesia với 2.544 chiếc, từ Thái Lan với 1.092 chiếc và Trung Quốc với 390 chiếc. Số xe nhập khẩu từ 3 thị trường này chiếm tới 83% tổng lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng.
Trong đó, xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập về trong tháng 5/2020, ước đạt 4.071 chiếc, trị giá đạt 76,4 triệu USD, chiếm 83,7% lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu.
Xe ô tô nguyên chiếc từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập vào Việt Nam chủ yếu từ Indonesia với 2.500 chiếc, tăng gấp 2 lần và xe xuất xứ từ Thái Lan với 941 chiếc, tăng 43% so với tháng trước.
Sau đại dịch covid-19, xe nhập vào Việt Nam có xu hướng suy giảm do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do nhu cầu mua xe giảm mạnh sau dịch covid-19. Đặc biệt, do tâm lý người dân đang chờ đợi Chính phủ chính thức giảm 50% phí trước bạ xe trong nước.
Hiện, để đối phó với xu hướng khách hàng đổ xô mua xe trong nước thay vì xe nhập, rất nhiều mẫu xe nhập dưới 1,5 tỷ đồng đã và đang thực hiện giảm giá. Cụ thể, mẫu xe Volkwagen Passat được nhập khẩu trực tiếp từ Đức đang được đại lý khuyến mại gói chăm sóc toàn diện trị giá 177 triệu đồng.
Trong khi, đại lý Ford tại Hà Nội tuyên bố giảm trực tiếp các mẫu xe của Ford từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng ở các phiên bản xe như Eco Sport, Everest, Ranger hay Explorer...
Trên thị trường, giá mẫu Everest bản thấp nhất Ambiente (số sàn) có giá chỉ 840 triệu đồng, mức giá này cạnh tranh hơn rất nhiều so với mẫu đối thủ là Toyota Fortuner phiên bản thấp nhất số sàn đang neo ở mức giá từ 933 triệu đồng.
Hiện, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 70/2020 cho giảm 50% phí trước bạ xe sản xuất, lắp ráp trong nước, người mua xe trong nước sẽ được giảm chi phí lăn bánh xe từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng/chiếc.
Tuy nhiên, ngay sau khi thông tin xe trong nước được miễn 50% phí trước bạ, hàng loạt hãng, đại lý xe trong nước hoặc dừng hẳn, hoặc rút ngắn thời gian giảm giá, chiết khấu giá bán xe cho người tiêu dùng.
Theo Dân trí
Volkswagen Tiguan Allspace tiếp tục giảm mạnh gần 400 triệu đồng, nhờ đó mà giá bán thực tế của mẫu SUV 7 chỗ này được xem gần như chạm đáy kể từ khi mở bán tới nay.
Mẫu xe adventure dành cho người mới "nhập môn" phân khối lớn Suzuki V-Strom 250SX chuẩn bị được ra mắt tại thị trường Việt Nam.
Hôm 30/6, Reuters đưa tin cho biết, đối tác lớn của Apple – Foxconn đã quyết định đầu tư 250 triệu USD xây 2 nhà máy ở Quảng Ninh.
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Thời gian gần đây, cục hải quan các tỉnh trên toàn quốc liên tục phát thông báo tìm chủ nhân của những chiếc xe hạng sang. Dù có giá trị từ vài tỷ đến hàng chục tỷ đồng, nhưng những chiếc xe này lại hẩm hiu khi không ai nhận.