“Lá bùa điều kiện” có bảo hộ được xe trong nước?
Dự luật bổ sung ôtô vào ngành, nghề kinh doanh có điều kiện đã được Quốc hội thông qua hôm 22/11 và sẽ bắt đầu có hiệu lực vào đầu năm sau 2017, với sự tán thành của 83.16% đại biểu. Đây là tín hiệu đáng mừng cho nền công nghiệp ôtô nước nhà, cũng là niềm hi vọng cho những cá nhân ôm giấc mộng Việt Nam sẽ có nền công nghiệp ôtô phát triển ngoạn mục như Thái Lan.
Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ôtô là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện từ 1/1/2017.
Tuy nhiên, đưa ôtô vào ngành, nghề kinh doanh có điều kiện với các cơ chế siết chặt ôtô nhập khẩu, dựng hàng rào thuế quan liệu có bảo vệ được nền sản xuất ôtô trong nước? Khi mà Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập, tham gia hợp tác trên nhiều phương diện thương mại với các đối tác trong khu vực (ASEAN), cũng như thế giới.
Việc “khép cửa” hải quan nhập khẩu ôtô không đơn thuần muốn “khép” là được mà còn chịu tác động chi phối đến từ các hiệp định thương mại đã, đang và sẽ có hiệu lực được ký kết trước đây hoặc đang trong tiến trình đàm phán ký kết với các đối tác.
Hiện tại, Việt Nam đang có Hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á- Âu (EAEU), được ký kết giữa Việt Nam với các quốc gia: Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan đã có hiệu lực từ hôm 5/10. Thuế nhập khẩu ôtô từ EAEU vào Việt Nam là 0%, do vậy các dòng xe nhập khẩu từ Nga vào Việt Nam đang được hưởng lợi nhờ hiệp định thương mại này.
Công nhân làm việc trong nhà máy lắp ráp ôtô Trường Hải tại Quảng Nam.
Theo sau EAEU, là Hiệp định đối tác hợp tác EU – Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày 1/10 với mức thuế ưu đãi nhập khẩu ôtô, xe máy từ các nước Liên minh Châu Âu là 0% sau từ 9 tới 10 năm, riêng xe máy có dung tích xy-lanh trên 150 cm3 có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu là 7 năm.
Đặc biệt, Việt Nam còn tham gia Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATGIA), theo quy định tới năm 2018, các dòng xe nhập khẩu từ các đối tác ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaisya,.. sẽ được hưởng ưu đã thuế nhập khẩu 0%. Không dừng ở đó, trong tiến trình hội nhập toàn cầu Việt Nam còn mở rộng hợp tác với các quốc gia khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ..
Như vậy, dù Quốc hội thông qua dự luật với hi vọng bảo vệ nền công nghiệp ôtô nước nhà thì với hàng loạt hiệp định, Việt Nam khó mà bảo vệ được thị trường trong nước, trước sự tấn công ồ ạt của ôtô nhập khẩu khi hàng rào thuế quan được gỡ bỏ.
Sẽ tràn ngập xe thấp cấp, vắng bóng xe sang
Theo một báo cáo được công bố bởi Cơ quan xếp hạng tín dụng Mỹ Standard&Poor’s vào tháng 4/2016: Ước tính thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2016 đạt 2.200 USD/người/năm, trong khi đó tại Mỹ chỉ số này là 57.000 USD, gấp 26 lần Việt Nam. Thế nhưng có một nghịch lý là người Việt đang phải mua ôtô với giá cao gấp 2,6 lần so với người dân Mỹ.
Giá ôtô tại Việt Nam cao gấp 4 lần giá xe tại Mỹ.
Đơn cử, một chiếc Lexus LX570 phiên bản nâng cấp tại Mỹ có giá bán 88.700 USD, nhưng ở Việt Nam để sở hữu chiếc SUV này phải bỏ ra tới 355.000 USD (khoảng 8,02 tỉ đồng), cao gấp 4 lần tại Mỹ. Con số này còn chưa tính đến các chi phí để xe lăn bánh.
Cũng chẳng nói đâu xa, tại khu vực Đông Nam Á, các quốc gia như Thái Lan, Indonesia hay Philippines người dân có mức thu nhập trung bình cũng có thể “sắm” một chiếc ôtô tầm trung. Điều này nhờ vào việc Chính phủ các nước này có chính sách ưu tiên, phát triển xe cỡ nhỏ giá rẻ từ 4.000 - 8.000 USD, với các tiêu chí bắt buộc như tỉ lệ nội địa hóa, mức tiêu thụ nhiên liệu.
Trong khi đó tại Việt Nam, sự thay đổi liên tục của các chính sách thuế, phí… đang làm cho giá ôtô ngày một “leo thang”. Một mẫu SUV cỡ nhỏ dành cho thành thị được nhập khẩu như Chevrolet Trax 2017, vừa ra mắt tại Việt Nam được công bố giá bán 769 triệu đồng (tương đương 34.000 USD). Tuy nhiên, tại thị trường Philippines, mẫu xe này chỉ có giá 998.000 peso (khoảng hơn 20.000 USD).
Giấc mơ xe sang giá rẻ của người Việt có còn cơ hội?
Chính sách mới nhất vừa được thông qua gần đây, là dự luật đưa ôtô vào ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Với chính sách này, doanh nghiệp muốn tham gia kinh doanh ôtô phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, đồng nghĩa với nhiều doanh nghiệp bị loại khỏi “cuộc chơi”. Việc nhập khẩu ôtô sẽ bị siết chặt hơn bởi hàng rào thuế quan, chính sách bảo hộ thị trường ôtô nội địa. Điều này có thể làm thị trường ôtô tăng giá, người tiêu dùng muốn sở hữu xe phải bỏ thêm hầu bao.
Nhưng không chỉ có vậy, dự luật mới được thông qua còn chịu sự chi phối của các Hiệp định thương mại EAEU, EU, ATGIA,.. mà Việt Nam tham gia ký kết. Đáng chú ý hơn, tham gia các hiệp định thương mại này, một số đối tác có nền công nghiệp ôtô xuất khẩu khá mạnh như: Nga, Thái Lan, Indonesia,.. Song, có một nghịch lý ở đây là các quốc gia này xuất khẩu chủ yếu dòng ôtô giá rẻ vào Việt Nam.
Một kịch bản dễ hình dung nhất về thị trường ôtô Việt trong tương lai gần, sẽ là một thị trường tràn ngập xe hơi giá rẻ được nhập khẩu từ các đối tác Thái Lan, Nga, Ấn Độ, Indonesia,.. Trong khi đó, vắng bóng các dòng xe hơi hạng sang do tăng thuế quan nhập khẩu hoặc nếu có xuất hiện thì giá của những xế hộp này sẽ được “đội” lên trên trời.
Với một thị trường ôtô phát triển“méo mó” và “rẻ tiền” như vậy, chẳng những giúp bảo vệ nền công nghiệp ôtô trong nước, mà còn khiến người tiêu dùng không có cơ hội trải nghiệm những dòng ôtô cao cấp. Hệ lụy xa hơn nữa từ sự mất cân đối của thị trường, Việt Nam có nguy cơ trở thành trung tâm rác thải ôtô của châu Á.
Đó là nhận định của lãnh đạo Công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico) - nhà phân phối ôtô lớn nhất cả nước với 11,9% thị phần - đưa ra tại phiên họp thường niên ngày 28/4.
Nhiều khách đề nghị đại lý tạm ngưng xuất hóa đơn, đợi đến khi chính sách giảm lệ phí trước bạ được áp dụng. Với việc chờ đời thêm vài ngày, số tiền mà khách hàng tiết kiệm từ chính sách giảm phí trước bạ dao động từ hơn 20 triệu đồng và lên đến hơn 100 triệu đồng cho những mẫu xe cao cấp.
Chịu tác động lớn từ dịch COVID-19 khiến nhu cầu tiêu thụ ôtô tại Việt Nam giảm sút. Song với những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là việc giảm 50% lệ phí trước bạ với ôtô trong nước đã góp phần kích thích nhu cầu thị trường.
Ba tháng cuối năm là giai đoạn cao điểm mua xe của người Việt, nhiều hãng giới thiệu xe mới, tung chương trình giảm giá, khuyến mãi quy mô lớn.
Tính đến hết tháng 6, thị trường ô tô Việt Nam đạt doanh số 107.183 xe, sụt giảm 31% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó thấp điểm nhất là tháng 4.