Mơ hồ phạt đèn vàng
Vấn đề tranh cãi không hồi kết dù đã qua không ít lần dự thảo, nghị định về vấn đề đi tiếp hay dừng lại khi gặp đèn vàng bởi độ “vênh” nhau nhất định trong quy định về trường hợp này. Cụ thể:
- Tín hiệu vàng là báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp không có vạch dừng thì phải dừng lại trước đèn tín hiệu theo chiều đi, nếu đèn tín hiệu đặt ở giữa hoặc phía bên kia của nút giao thì không được đi vào nút giao, phải dừng lại trước vạch cho người đi bộ (nếu có).
- Trường hợp đã đi quá vạch dừng, đèn tín hiệu hoặc đã quá gần vạch dừng, đèn tín hiệu mà nếu dừng lại có thể gây nguy hiểm thì được đi tiếp.
- Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Đây không phải là đề xuất mới mà chỉ là có thêm trường hợp cho phép đèn vàng được đi tiếp dự kiến được Luật hóa thay vì chỉ quy định tại Quy chuẩn như hiện nay.
Tóm lại, có 02 trường hợp đèn vàng được đi tiếp:
· Đã đi quá vạch dừng, đèn tín hiệu.
· Đã quá gần vạch dừng, đèn tín hiệu mà nếu dừng lại có thể gây nguy hiểm.
Nhưng để chứng minh được việc đi quá vạch dừng, hay dừng lại gặp nguy hiểm vẫn là một câu chuyện dài không hồi kết khi bị thổi phạt.
Biển R.420 không cần nhắc lại
Biển R.420 là biển bắt đầu khu dân cư với tốc độ tối đa cho phép từ 50-60km/h tùy địa hình. Tuy nhiên với những lái xe từ tỉnh khác, đi đường tắt hay theo chỉ dẫn của các thiết bị dẫn đường có thể đi qua những ngã tư mà không bắt gặp được sự nhắc lại của biển báo này dễ dẫn đến lỗi vi phạm tốc độ đặc biệt là những tỉnh thành có nhiều cụm khu công nghiệp, nhà cửa thưa thớt rất dễ nhầm lẫn.
Biển R.420 có hiệu lực kéo dài đến khi biển R.421 là biển báo hiệu hết khu dân cư.
Biển báo không đặt trên giá long môn, cần vươn, bên trái đường.
Điều 20 Quy chuẩn 41:2016 quy định:
- Trên những đường mà mỗi chiều xe chạy có từ hai làn đường trở lên, biển được treo trên giá long môn hoặc cột cần vươn. Trong các trường hợp không đặt trên giá long môn hoặc cột cần vươn, thì có thể lắp đặt thêm biển báo phía bên trái của chiều xe chạy.
Điều 20 Quy chuẩn 41:2019 quy định:
- 20.1. Biển báo hiệu đặt ở vị trí để người tham gia giao thông dễ nhìn thấy và có đủ thời gian để chuẩn bị đề phòng, thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng nhưng không được làm cản trở tầm nhìn và sự đi lại của người tham gia giao thông.
- 20.2. Biển được đặt thẳng đứng, mặt biển quay về hướng đối diện chiều đi; Biển được đặt về phía tay phải hoặc phía trên phần đường xe chạy (trừ các trường hợp đặc biệt). Ngoài ra, tùy từng trường hợp, có thể đặt bổ sung biển báo ở bên trái theo chiều đi.
Như vậy, trên nhiều tuyến đường, bảng báo tốc độ, phân làn không nhất thiết phải đặt trên giá long môn, cần treo như trước và chỉ có thể đặt bổ sung bên trái chiều đi ở những đoạn đường có từ 2 lane trở lên. Nhưng thực tế không phải địa phương nào cũng có đặt biển bên trái đường đi, cùng với mật độ giao thông lớn, lưu lượng xe tải, container khiến người lái khó quan sát được vị trí biển báo bên đường khiến không ít người bị phạt oan.
Nhưng bạn vẫn có thể không bị phạt oan bởi trong nhiều trường hợp bất ngờ như xe băng ngang tạt đầu, đánh lái tránh các sự kiện bất khả kháng, biển báo bị che khuất thì căn cứ Điểm 3, Điểm 4 Điều 11 Luật Xử lý Vi phạm Hành chính năm 2012 của Chính phủ áp dụng thì không xử lý vi phạm hành chính trong đó có 2 trường hợp:
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ.
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng.
Nhưng để không bị xử lý vi phạm, bạn cần phải chứng minh được việc mình vi phạm là do bất khả kháng hoặc bất ngờ ví dụ:
Sự kiện bất ngờ: do trâu bò, vật nuôi, người đi xe máy, xe đạp bất thình lình xuất hiện băng ngang đường khiến tài xế bắt buộc đánh lái ở nhưng nơi có vạch kẻ liền hoặc trong trường hợp cấm vượt.
Sự kiện bất khả kháng: do cây cối, biển quảng cáo, xe tải trọng lớn, xe container,… che khuất biển báo tốc độ, biển báo khu dân cư, biển cấm vượt,… khiến tài xế không thấy dẫn đến việc quá tốc độ, hay vượt xe.
Hình ảnh hiếm hoi cả dàn siêu xe, xe thể thao xếp hàng theo thứ tự như cột đèn giao thông ngay ngày đầu Hà Nội dỡ 39 chốt kiểm soát cũng khiến nhiều người thích thú khi đi qua.
Tối qua đi làm về trễ, phải dùng đèn xe báo hiệu cho gia đình thay vì còi. Đứa con trai sau khi phụ mẹ mở cửa thì ngây thơ hỏi tôi rằng: “Sao đèn xe của bố màu vàng chứ không phải màu đỏ như chiếc xe (đồ chơi) của con”. Tôi ngớ người chẳng biết phải trả lời sao.
Theo luật giao thông đường bộ và Nghị định 46/2016, chỉ có quy định xử phạt hành vi không chấp hành tín hiệu giao thông.
Câu hỏi từ bạn đọc CafeAuto có nội dung: Nhờ các chuyên gia tư vấn, xe mình là Vivant đời 2008, khi vận hành trên đường thấy hịên tượng nháy đèn vàng ở đồng hồ báo vòng tua máy, đó là lỗi gì? Ở bộ phận nào? Và cách khắc phục ạ. Xin cảm ơn.
Từ 1/11/2016, khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”. Trường hợp không có vạch sơn “Vạch dừng xe” thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi.