Mẫu ô tô Trung Quốc Beijing X7 đang làm mưa làm gió tại thị trường Việt Nam do sở hữu nhiều công nghệ cùng giá bán phải chăng. Chính vì nhận nhiều sự quan tâm của người dùng, Beijing X7 đã lâm vào cảnh khan hiếm nguồn hàng bởi cung không đủ cầu, cộng thêm đại lý phân phối mẫu xe này chỉ là doanh nghiệp nhỏ.
Do đó, đại lý đã tăng giá 10 triệu cho Beijing X7 và yêu cầu khách mua xe đặt cọc 200 triệu thay vì 50 triệu đồng như trước đây, mặc dù vài tháng sau mới nhận được xe.
Hơn nữa, phía đại lý còn buộc người mua trả tiếp 500 triệu đồng theo điều khoản trong hợp đồng khi xe cập cảng Việt Nam. Như vậy khách hàng phải thanh toán toàn bộ số tiền dù chưa “mắt thấy, tay sờ” chiếc xe. Sau đó, khách phải chờ thêm 15 ngày mới nhận được xe tại đại lý.
Tình trạng khan hiếm nguồn cung đã khiến Beijing X7 bị làm giá, tạo cơn sốt ảo để tăng giá bán xe và ép khách mua xe gặp nhiều bất lợi. Hành động này thể hiện qua việc đại lý bắt khách đặt cọc số tiền lớn khi chưa biết chính xác thời điểm nhận xe. Trong khi trên thực tế, chất lượng của Beijing X7 vẫn chưa được kiểm chứng.
Trước tình hình này, một bộ phận người dùng đã quyết định chọn mua mẫu xe khác có dịch vụ bảo hành chính hãng và hậu mãi đảm bảo hơn, đồng thời không phải rơi vào cảnh chưa biết khi nào mới nhận được xe.
Sau khi tăng giá, Beijing X7 có giá bán gần 700 triệu đồng, trong khi trước đó giá bán của mẫu xe Tàu là 688 triệu đồng dành cho bản cao cấp nhất. Mức giá này vẫn thấp hơn so với các đối thủ như Hyundai Tucson (799-940 triệu đồng) hay Toyota Corolla Cross (720-910 triệu đồng), tuy vậy độ bền và sự ổn định của xe vẫn còn là một dấu hỏi lớn.
► Cứ ngỡ xe Tàu ngon, đầy người mua nhưng vẫn phải giảm trăm triệu chạy hàng
Hồi cuối tháng 10, đại diện nhà phân phối đưa thông báo có 1.000 xe Beijing X7 trong lô hàng đầu tiên đã đến tay khách hàng Việt chỉ sau một tháng ra mắt. Thông tin này nhanh chóng nhận nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội bởi mẫu xe này vốn không bán chạy tại quê nhà Trung Quốc.
Trong 4 tháng đầu bán ra tại Trung Quốc, doanh số Beijing X7 đạt 13.805 xe, bình quân 3.451 xe/tháng. Con số này thấp hơn nhiều so với 17.041 xe/tháng của mẫu xe đồng hạng Honda CR-V. Đáng chú ý, mức tiêu thụ này có thể cao so với dung lượng 300.000 xe/năm của thị trường Việt Nam nhưng chẳng là gì so với dung lượng hơn 21 triệu xe/năm của Trung Quốc.
Như vậy, sự tương quan trên đủ cơ sở để khách hàng nghi ngờ tính xác thực của số liệu nhà phân phối công bố. Nhiều người cho rằng Beijing X7 thu hút hơn Zotye Z8 và Brilliance V7, nhưng việc bán hết 1.000 xe trong 1 tháng - ngang ngửa Hyundai Tucson, Honda CR-V hay Mazda CX-5 thì hầu như không có khả năng.
Dù thành tích 1.000 đơn đã nhận trong tháng đầu tiên bán ra là thật hay giả thì việc đại lý tăng giá bán và tiền cọc cũng đã tạo nên cơn sốt ảo của Beijing X7 tại Việt Nam, khiến nhiều người sẵn sàng chi 200 triệu để có suất mua xe vì mang tâm lý sợ bỏ lỡ. Đây là kiểu tâm lý sợ hối tiếc, sợ bỏ qua cơ hội sở hữu mẫu xe tốt, không mua xe là quyết định sai lầm. Nhiều hãng xe trên thế giới không công nhận thủ thuật này vì điều đó mang ý nghĩa lừa dối khách hàng.
♦ Xe hơi Trung Quốc và những bài học chắc đã quên
Beijing X7 tuy đang hot tại Việt Nam nhưng lại thuộc hàng “ế ẩm” tại Trung Quốc. Theo nguồn tin ô tô, hãng mẹ của Beijing là Baic thu lợi nhuận chính từ liên doanh với Mercedes-Benz và Hyundai. Trong 9 tháng đầu năm nay, Baic đạt doanh số 79.115 xe, trong khi cùng kỳ năm ngoái bán ra đến 203.464 xe.
Nguyên nhân dẫn đến mức giảm kỷ lục của Baic xuất phát từ đại dịch Covid-19, ảnh hưởng sức mua của người tiêu dùng. Tuy nhiên các thương hiệu như Audi, BMW, Mercedes vẫn tăng trưởng mạnh, điều này cho thấy sản phẩm của Baic kém hấp dẫn và chưa tạo được lòng tin đối với khách hàng Trung Quốc.
Theo đó, các hãng xe có tỷ lệ trên 127 lỗi/100 xe đều xướng tên thương hiệu xe nội địa Trung Quốc, trong khi các mẫu ô tô của liên doanh với hãng xe nước ngoài có tỷ lệ lỗi ít hơn mức trung bình. Kết quả này càng làm mất niềm tin của khách hàng về chất lượng xe ở quê nhà. Đa số người dùng sẵn sàng mua xe thương hiệu nước ngoài với mức giá cao hơn để đổi lấy chất lượng, đồng thời tiết kiệm chi phí sửa chữa và bảo dưỡng xe về lâu dài.
Có thể thấy, ngay cả người tiêu dùng nội địa cũng không tin tưởng hoàn toàn vào xe “made in China”, vậy thì với khách hàng Việt lại càng không. Sự rút lui của Cherry, Lifan, BYD… nhiều năm trước là minh chứng rõ nhất cho điều này. Dù Beijing X7 có chất lượng tốt cũng không thể xóa bỏ định kiến của khách hàng về xuất xứ Trung Quốc. Hơn nữa, đa phần người Việt đều cân nhắc kỹ trước khi xuống tiền tậu ô tô nên con số 1.000 xe Beijing X7 bán hết trong một tháng vẫn chứa nhiều nghi vấn.
Toyota vừa tuyên bố một nền tảng hoàn toàn mới dành riêng cho xe iện sẽ ra mắt vào khoảng năm 2026, tuy nhiên xe hybrid và xe dùng nhiên hydro vẫn tiếp tục phát triển.
Đại gia Vũng Tàu mới đây đã gây sốc khi sở hữu dàn xe có giá trị sau thuế trên 100 tỷ với những mẫu xe đắt đỏ như Rolls-Royce Phantom VIII, Lamborghini Huracan STO, McLaren 720S.
Những thông tin về CFMoto 450SR ngày càng được tiết lộ rõ hơn và chắc chắn sẽ là một đối thủ đáng gờm trong phân khúc mô tô 400 phân khối.
Tính huống chiếc xe thể thao Corvette C8 chạy qua đoạn đường ngập lụt nặng nề đã khiến nhiều người xót xa cho chiếc xe và dự báo sẽ sớm thấy nó xuất hiện ở các cửa hàng dịch vụ sửa chữa.
Cùng với Beijing X7, BAIC đang đưa vào thị trường nước ta các mẫu xe hợp gu người Việt với sự chỉnh chu trong thiết kế, trang bị và các tính năng hiện đại đi kèm.