Đây là nội dung được quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Cụ thể, theo khoản 1, Điều 5 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy và hành vi chở người trên ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.
Dây an toàn đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho những hành khách trên xe, với vai trò giữ cho hành khách không bị văng khỏi ghế, lao về phía trước khi xe bị dừng lại đột ngột.
Một đai an toàn đạt tiêu chuẩn thường gồm một dây chạy vòng ngang hông (lap belt) và một dây vắt chéo qua vai (shoulder belt). Các đầu dây được gắn chặt vào khung xe, có một khoá nối giúp bạn cài dây. Khi thắt đúng quy cách, các dây này tác dụng phần lớn lực kéo tới vào khung xương chậu và xương sườn. Lực này tác động vào nhiều điểm trên cơ thể, do vậy làm giảm phần lớn các tác hại.
Nếu phát hiện người ngồi trên ô tô (kể cả các ghế phía sau) không thắt dây an toàn, CSGT hoàn toàn có quyền xử phạt. Mặc dù vậy, không ít người vẫn chưa nắm rõ quy định này.
Các thống kê và thử nghiệm chỉ ra rằng, người ngồi sau thắt dây an toàn không những giảm mạnh nguy cơ tử vong bị thương mà còn an toàn cho chính người lái xe.
Đeo dây an toàn là biện pháp an toàn đơn giản hàng đầu khi ngồi trên xe ô tô. Tuy nhiên, cách đeo dây an toàn cho phụ nữ mang thai và trẻ em có một số điểm cần lưu ý đặc biệt mà bài viết sau đây sẽ đề cập tới.
Thử nghiệm mới đây của Viện Bảo hiểm An toàn Đường cao tốc – IIHS (Mỹ) cho thấy, việc hành khách ngồi hàng ghế sau trên ô tô không thắt không thắt dây an toàn có thể dẫn đến chấn thương nặng ở vùng đầu, chân... thậm chí nguy cơ tử vong cao khi xảy ra tai nạn.
Mấy ngày nay, các quy định xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP mới gây ra nhiều tranh cãi, người đồng tình, ngưới lí do. Nhưng trên hết, người xem chỉ đọc sơ chứ không tìm hiểu kỹ về vấn đề xử phạt.