Đầu tháng 3-2013, Cục Hải quan TP.HCM đã từ chối cấp phép nhập khẩu xe ô tô đối với ông K., Việt kiều, sinh năm 1985, cư ngụ tại quận 10, TP.HCM theo chế độ tài sản di chuyển của người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài đã hoàn tất thủ tục đăng kí thường trú tại Việt Nam vì không đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định.
Cuối năm 2012, ông K. nộp đơn đề nghị nhập khẩu xe ô tô hiệu Lexus GS 350, 5 chỗ ngồi nhập khẩu qua cảng Cát Lái TP.HCM.
Qua kiểm tra hồ sơ và các thông tin xác minh của đơn vị, Cục Hải quan TP.HCM phát hiện, trước đó vào tháng 3-2012, Cục đã cấp giấy phép nhập khẩu một chiếc ô tô “xịn” theo diện tài sản di chuyển của Việt kiều hồi hương cho cha ruột của ông K. cùng cư ngụ tại một địa chỉ tại Việt Nam.
Để đảm bảo công tác quản lý việc nhập khẩu xe ô tô đang sử dụng được chặt chẽ, Cục Hải quan TP.HCM đã yêu cầu K. chứng minh hai cha con là 2 hộ gia đình riêng biệt, độc lập tài chính, có địa chỉ cư trú tại nước ngoài khác nhau…
Tuy nhiên, theo giải trình của vị ông K., ông đã có gia đình riêng, nhưng do mới về Việt Nam định cư nên ở cạnh nhà người cha, có cùng địa chỉ, nhưng nhà riêng biệt.
Đối với trường hợp nêu trên, Tổng cục Hải quan cho rằng, ông K. không đủ tiêu chuẩn để cấp giấy phép nhập khẩu ô tô theo chế độ tài sản di chuyển. Bởi vì, căn cứ quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 101, mục 3, phần V Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 6-12-2010 của Bộ Tài chính, trường hợp Việt kiều K. đã được cơ quan công an hoàn tất thủ tục đăng kí thường trú tại địa chỉ tại quận 10-TP.HCM – cùng địa chỉ với người cha ruột.
Trong khi, trước đó người cha ruột đã được nhập khẩu 1 chiếc ô tô theo chế độ tài sản di chuyển nên ông K. không đáp ứng đủ điều kiện để được nhập khẩu chiếc xe ô tô Lexus GS 350 theo chế độ tài sản di chuyển.
Tương tự như trường hợp trên, trước đó Cục Hải quan TP.HCM cũng đã dừng việc cấp phép nhập khẩu 1 chiếc ô tô hiệu Lexus đối với một trường hợp nữ Việt kiều, bởi trước đó không lâu người chồng của bà này đã làm thủ tục nhập khẩu 1 chiếc xe ô tô theo diện hồi hương, mặc dù địa chỉ thường trú tại Việt Nam có khác nhau.
Theo nguồn tin của Báo Hải quan, hiện Cục Hải quan TP.HCM đang xác minh thông tin đối với gần 50 hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu xe ô tô theo diện tài sản di chuyển của Việt kiều hồi hương, nên chưa cấp giấy phép nhập khẩu đối với những xe này./.
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 cho biết, Bộ Tài chính được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan nghiên cứu chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, ưu đãi phí trước bạ với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước (CKD). Các chính sách này cần báo cáo Thủ tướng trước ngày 20/3.
Nửa đầu năm nay lượng ôtô từ Indonesia và Thái Lan chiếm áp đảo lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam, với hơn 80% toàn thị trường.
EuroCham vừa kiến nghị giảm 50% phí trước bạ cho xe nhập khẩu như ôtô sản xuất trong nước để xóa bỏ phân biệt đối xử.
Trong khi doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước đã giảm 12% từ đầu năm, lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc bán ra thị trường lại tăng tới 118% so với cùng kỳ năm trước.
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 9 vừa qua, đã có 11.109 ôtô làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam, tăng 18% so với tháng trước đó, lập kỉ lục mới về số lượng xe nhập khẩu trong một tháng của năm 2019 này.