Mặt hàng ô tô dưới 9 chỗ ngồn nhập khẩu đang giảm. Ảnh: T.H
Theo Cục Hải quan TPHCM, trong 15 ngày đầu của tháng 6/2019 kim ngạch mặt hàng chủ lực giảm nhẹ so với 15 ngày cuối của tháng 5/2019 (kỳ 2 tháng 05).
Cụ thể, mặt hàng xăng động cơ, kim ngạch tiếp tục bằng 0 USD do không có lô xăng nào nhập khẩu; mặt hàng diesel đạt 57,2 triệu USD, so với kỳ 2 tháng 5 đạt 94,1 triệu USD, giảm 39,2%.
Đặc biệt, xe ôtô dưới 9 chỗ ngồi nhập khẩu trong 15 ngày đầu tháng 6 với 431 xe, đạt 10,653 triệu USD, so với kỳ 2 tháng 5 giảm 20,65%.
Bên cạnh đó, mặt hàng xe gắn máy nhập khẩu cũng giảm, với 4.976 xe, đạt 12,678 triệu USD, giảm 28,66%.
Trước đó, trong tháng 5/2019, mặt hàng ôtô dưới 9 chỗ ngồi cũng giảm nhẹ, với kim ngạch 25,914 triệu USD, trong khi tháng 4 đạt kim ngạch 26,201 triệu USD, giảm 3,84%.
Theo Hải quan
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Theo các số liệu thống kê thì trong tháng 5, Indonesia đã vượt mặt Thái Lan khi là nước xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào thị trường Việt Nam.
Chính phủ vừa chấp thuận việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng lại từ chối đề xuất tương tự với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.
Theo Tổng cục Thống kê, ôtô sản xuất lắp ráp tại Việt Nam và lượng xe nhập khẩu trong tháng 4.2023 đều có xu hướng sụt giảm. Phần lớn nguyên nhân đến đến từ việc ảnh hưởng kinh tế khiến sức mua giảm khiến nguy cơ tồn kho tăng cao.
Bước sang tháng 5/2023, nhiều mẫu ô tô mới chủ yếu thuộc phân khúc xe phổ thông sẽ gia nhập thị trường Việt Nam. Trong đó chủ yếu là các mẫu xe nhà Toyota.