Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM vừa gửi UBND thành phố đề xuất một loạt các giải pháp hạn chế sở hữu và sử dụng xe cá nhân nhằm phát triển hợp lý các phương thức vận tải trên địa bàn thành phố. Trong đó, kiến nghị Chính phủ áp dụng các biện pháp như tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các loại phương tiện cá nhân; tăng phí trước bạ, phí đăng ký phương tiện cá nhân đăng ký mới; thu phí môi trường (gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn)...
Để quản lý phương tiện đăng ký mới, Sở GTVT đề nghị cấp quotar (số lượng được cấp có giới hạn trên cơ sở phù hợp với sự phát triển kết cấu hạ tầng hàng năm), chỉ cho cấp đăng ký phương tiện ở mức giới hạn trong năm. Cùng với việc phải bỏ tiền mua, chủ sở hữu còn phải đóng tiền bảo hiểm, các loại thuế, phí... đặc biệt phải đấu giá và nộp một khoản tiền để được quyền lưu hành xe.
Riêng tại khu vực nội đô các thành phố lớn, điều kiện để sở hữu ôtô là phải chứng minh được có chỗ đỗ xe.
Bên cạnh đó, Sở GTVT thành phố đề nghị quy định niên hạn sử dụng đối với xe máy ở các thành phố lớn nhằm hạn chế số lượng phương tiện tham gia giao thông, giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường. Đồng thời, xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật trong công tác đăng kiểm đối với xe máy.
Cùng với các giải pháp trên, Sở GTVT thành phố còn đề xuất dùng các chế tài về kinh tế như thuế xăng dầu, lệ phí đường và phí đỗ xe để giảm bớt việc đi lại bằng xe riêng vì càng đi nhiều càng phải trả tiền như: đánh thuế nhiên liệu; thu phí ra vào trung tâm thành phố; tăng phí dịch vụ trông giữ phương tiện trong khu vực nội đô; hạn chế xe cá nhân lưu thông trên một số trục chính hoặc trên một số tuyến nhất định vào giờ cao điểm...
Ngoài ra, căn cứ vào biển đăng ký xe để hạn chế lái xe ở một số khu vực vào một số ngày nhất định trong tuần nhằm giảm số lượng ôtô được sử dụng. Biện pháp này có thể được áp dụng cho một số loại xe nhất định, một số khu vực nhất định vào những thời điểm cụ thể trong ngày hoặc là cả ngày.
Theo số liệu thống kê mới nhất, TP HCM hiện có gần 6 triệu xe máy và hơn 500.000 ôtô (chiếm 1/3 lượng ôtô cả nước).
Từ 1/7/2023 sẽ có nhiều chính sách mới dành cho xe ô tô bắt đầu có hiệu lực như giảm phí trước bạ, thí điểm biển số,….
Các mẫu xe thuộc các thương hiệu như Kia, Mazda, Peugeot và BMW vẫn giữ các ưu đãi trước đó kết hợp với việc hỗ trợ lệ phí trước bạ giảm 50% giúp người mua được hưởng lợi khá nhiều.
Hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp trong nước, quản lí biển số theo định danh, đấu giá biển số online... là những chính sách có hiệu lực kể từ ngày 1/7 tới. Bên cạnh mục tiêu điều tiết thị trường, đây là những chính sách đáng chú ý và ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng ô tô.
Những chính sách mới liên quan đến ngành ô tô có hiệu lực từ năm 2023 như thí điểm đấu giá biển số xe, học lái xe trên cabin mô phỏng,...
Trong tháng 10/2022 sẽ có một số chính sách đáng chú ý và bắt đầu có hiệu lực liên quan đến ngành ô tô.