Nhà sản xuất ô tô lớn nhất toàn cầu đã không ký cam kết trong tuần này để loại bỏ ô tô chạy bằng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2040 khi cho rằng một số thị trường chưa thể đáp ứng được cơ sở hạ tầng cũng như khách hàng chưa sẵn sàng.

Theo đó, Các hãng ô tô đồng ý ký vào cam kết bao gồm General Motors, Ford, Volvo Cars của Thụy Điển và Mercedes-Benz của Daimler AG về ô tô và xe tải không phát thải tuy nhiên Toyota và Volkswagen AG nói không với cam kết này.

Toyota cho rằng một số khu vực trên thế giới chưa sẵn sàng để chuyển sang sử dụng phương tiện giao thông bằng điện còn Volkswagen AG thì nói rằng một số các khu vực chậm phát triển chẳng hạn như Mỹ La Tinh vẫn có thể sử dụng xe xăng, dầu đến tận năm 2035 mà không có vấn đề gì.

Toyota khẳng định rằng không có ý muốn đi ngược lại lợi ích của thế giới trong tương lai nhưng vẫn chưa phải là thời điểm thích hợp và hãng này sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ bằng các phương tiện phát thải phù hợp chứ chưa thể chuyển sang xe điện hoàn toàn một cách đột ngột, đặc biệt là ở một số khu vực ở Châu Á, Châu Phi và Trung Đông. Người phát ngôn của Toyota khẳng định thêm, “Chúng tôi nghĩ rằng sẽ mất nhiều thời gian hơn để những nơi như thế đạt được tiến bộ này. Do đó, chúng tôi khó có thể cam kết ra tuyên bố chung vào giai đoạn này".

Các ý kiến ngoài lề phản ứng và cho rằng Toyota đang có gắng bảo vệ lợi ích to lớn của mình ở các khu vực đang độc quyền về các loại xe như Đông Nam Á, Trung Đông và Châu Phi – nhưng nơi mà các loại xe đời cũ của hãng này vẫn đặc biệt được ưa chuộng nhờ khả năng vận hành bền bỉ và  kinh tế.

Toyota chiếm lĩnh thị trường ở các khu vực chậm phát triển tại Châu Á. 

Ở góc độ nghiên cứu thì có vẻ như Toyota có lý của họ khi một nghiên cứu được công bố bởi Munich Mobility Show vào tháng 4 cho thấy có sự chênh lệch lớn trên toàn cầu trong việc sở hữu xe điện. Cụ thể, Doanh số bán hàng của xe điện đang tăng vọt ở Liên minh Châu Âu, Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, số lượng xe ô tô điện đăng ký tính lũy kế đến năm 2020 ở Nam Mỹ với dân số hơn 420 triệu người là dưới 18.000 xe; Ở Châu phi với dân số 1,2 tỷ người chỉ có 1.509 xe điện và số xe này hoàn toàn thuộc về Nam Phi – quốc gia phát triển nhất châu lục.

Chưa có số liệu thống kê tại nhiều quốc gia Châu Phi nhưng Toyota Hilux và Land Cruiser đời cũ là phổ biến ở phần lớn khu vực này.

Trước đó, khoa học trưởng của Toyota là Gill Pratt khẳng định rằng nên chọn nhiều giải pháp thay vì chăm chú vào xe điện, “Chính phủ các nước nên khuyến khích các biện pháp khác nhau để giảm lượng khí thải carbon chứ không phải chọn công nghệ ô tô nào là tốt nhất để đạt được mục tiêu đó”. Vấn đề này được Gill Pratt nêu ra khi có đề xuất ban hành luật cấm đối với xe sử dụng động cơ đốt trong (ICE) bao gồm cả xe hybrid nhằm mục đích giảm phát thải từ ô tô.

Toyota được biết đến như là một trong những hãng sản xuất ô tô có công nghệ hybrid vượt trội và cho đến nay, các kế hoạch sản xuất xe điện của hãng này vẫn còn khá khiêm tốn. Cho đến tận năm 2030, Toyota mới chỉ có kế hoạch đầu tư 13,5 tỷ USD vào pin xe điện nhưng sẽ đầu tư đến 30 tỷ USD cho đến năm 2025 để điện khí hóa các dòng xe của Toyota trong đó chủ yếu sử dụng công nghệ hybrid phát triển các dòng xe lai PHEV.

So với nhiều hãng sản xuất ô tô khác đã ra mắt thị trường khá nhiều mẫu xe điện thì Toyota tỏ ra thua kém khá nhiều. Cho đến nay thì hầu hết các sản phẩm của Toyota dần được chuyển sang có thêm xe lai PHEV và mới chỉ có một mẫu xe điện BZ4x được giới thiệu ra thị trường và có thể ra mắt vào giữa năm sau.

Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.