Anh em tài xe thường khuyên online “xe này có bảo hiểm, thôi thì bỏ qua cho người ta đi rồi đi bảo hiểm làm lại cho”… rồi đùng phát la oai oái bóc “phốt” bảo hiểm không đền bù “xe tôi mua bảo hiểm hai chiều sao lại từ chối đền bù, vậy mua làm gì”… Đó là một trong nhiều trường hợp lầm tưởng về loại bảo hiểm 2 chiều này. Thực chất trong luật kinh doanh bảo hiểm không hề tồn tại loại bảo hiểm 2 chiều thần thánh ấy, nó chỉ là tên gọi gộp của 2 loại bảo hiểm riêng biệt là là “Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc” và bảo hiểm tự nguyện”.
Trở lại vấn đề đầu bài, tại sao bên phí bảo hiểm từ chối đền bù.
Chúng ta chỉ được bảo hiểm khi thỏa mãn 2 điều kiện sao:
Điều kiện cần: khi xảy ra tai nạn, va chạm, đâm đổ, hỏa hoạn… gây thiệt hại.
Điền kiện đủ: có lổi của chủ xe tham gia bảo hiểm (trừ các lỗi cố ý…)
Kiểm tra lại trường hợp đầu bài
Điều kiện cần: đã xảy ra thiệt hại.
Điều kiện đủ: không đủ để cơ sở để bồi thường vì đây là lỗi của xe khác gây ra cho xe mình và mình đã để họ đi chính vì thế công ty bảo hiểm không có cơ sở để phân tích, thẩm định mức thiệt hại xảy ra trong trường hợp xảy ra va chạm.
Nên khi xảy ra tại nạn giữa hai xe, nếu không quá phức tạp có thể gọi vào đường dây nóng trên sổ bảo hiểm để được hướng dẫn xử lý để đảm bảo việc đền bù sau này. Tránh hiểu nhầm về loại bảo hiểm chúng ta đang sử dụng.
Vậy trong trường hợp trên ta được hưởng đền bù của bảo hiểm nào??
Theo quy định bắt buộc, khi là chủ của phương tiện cơ giới (xe ô tô, xe gắn máy, xe mô tô,..) bắt buộc phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc (BHTNDSBB). Mục đích của loại bảo hiểm này sẽ giúp bảo vệ, chia sẻ rủi ro kinh tế đối với chủ xe phải bồi thường cho người và phương tiện khác khi xảy ra va chạm mà phần lỗi do mình gây ra.
Mức bồi thường phổ biến của BHTNDSBB:
Đối với xe ô tô: 100 triệu đồng / vụ cho một xe bị thiệt hại, 100 triệu đồng / người / vụ không giới hạn số người trong một vụ.
Đối với xe máy: 50 triệu đồng / vụ cho một xe bị thiệt hại, 100 triệu đồng / người / vụ không giới hạn số người trong một vụ.
Như vậy trong trường hợp trên, bảo hiểm của xe va chạm với bạn sẽ buộc phải chịu một phần chi phí đền bù cho bạn trong phạm vi bồi thường, ví dụ:
Xe máy A lưu thông đụng xe máy B, khiến người lái xe B gãy tay thì BHTNDSBB sẽ bồi thường đầy đủ theo chi phí điều trị thực tế có đầy đủ chứng từ và theo bảng tỷ lệ thương tật của Bộ tài chính. Theo đó mục gãy tay, mức bồi thường từ 15-30 triệu đồng thì:
Nếu chi phí điều trị thực tế 10 triệu đồng, xe A sẽ nhận bồi thường 10 triệu
Nếu chi phí điều trị thực tế 20 triệu đồng, xe A sẽ nhận bồi thường 20 triệu
Nếu chi phí điều trị thực tế 40 triệu đồng, xe A sẽ nhận bồi thường 30 triệu
Lưu ý: Xe A phải bồi thường trước cho xe B, sau đó BHTNDSBB sẽ hỗ trợ lại chi phí cho xe A.
Vậy bảo hiểm tự nguyện làm gì trong trường hợp này
Đầu tiên phải hiểu đây là loại bảo hiểm mua thêm nhằm hạn chế tối đa nhất cho tài sản và người ngồi trên xe gồm nhiều loại: vật chất xe, mất cắp, thủy kích, bảo hiểm người ngồi xe…. Trong phạm vi bài viết chỉ nói về bảo hiểm vật chất để đơn giản hóa vấn đề.
Theo đó bảo hiểm vật chất sẽ bồi thường thiệt hại về xe do tai nạn bất ngờ nằm ngoài kiểm soát của chủ xe, lái xe như đâm va, lật đổ, hỏa hoạn, cháy nổ, những tai nạn bất khả kháng do thiên nhiên.
Vì thế, trong trường hợp bạn bỏ qua cho người gây ra với chạm tai nạn với mình, bạn sẽ không được bảo hiểm đền bù trong những rủi ro này.
Thông thường với những va chạm nhỏ, tổn thất thấp như trầy xướt, móp nhỏ… người lái thường gộp lại một lần với các tổn thất khác để làm bảo hiểm đở tốn thời gian. Hạn chế việc tạo hiện trường giả, việc này có thể khiến bạn vào danh sách đen bên bảo hiểm hoặc tăng phí bảo hiểm vào các lần sau.
Tuy nhiên nếu va chạm có mức thiệt hại cao, chi phí tổn thất lớn, bạn nên giữ nguyên hiện trường, phương tiện hai bên. gọi hotline bảo hiểm kết hợp với công an, cơ quan chức năng để giảm thiểu được chi phí đền bù cho cả hai bên.
Việc va chạm nhau ngoài đường là việc không thể tránh được khi lưu thông, nên các nhà sản xuất xe hơi thường trang bị các tấm cản bumber nhằm giảm thiểu thiệt hại. Vì thế nếu va chạm nhỏ, không ảnh hưởng nhiều các lái xe nên dĩ hòa vi quý hỗ trợ nhau khắc phục thiệt hại, đừng làm khó nhau. Tránh việc động tay động chân, “bố đời” rất dễ bị người đi đường ghét có thể dẫn đến hành hung tệ hơn nếu ai đó quay clip tung lên mạng sẽ rất mất mặt thậm chí bị cả cộng đồng mạng phán xét tới những người thân xunh quanh và không ít trường hợp đã lâm vào cảnh như vậy.
Rất nhiều điểm mới trong Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
Trên thực tế, dù đã mua bảo hiểm vật chất ô tô hết cả chục triệu đồng/năm thì nhiều trường hợp xe bị ngập nước, thuỷ kích vẫn bị các công ty bảo hiểm từ chối chi trả.
Bộ Tài chính đề xuất mức phí bảo hiểm bắt buộc TNDS với xe máy điện là 55.000 đồng/năm, theo dự thảo Thông tư về bảo hiểm bắt buộc TNDS.
Bộ Tài chính đề xuất tăng mức đền bù của bảo hiểm xe cơ giới bắt buộc lên 150 triệu đồng một vụ về người.
Cơn mưa lớn kèm gió mạnh chiều ngày 10/6 khiến hàng chục cây xanh ở Cân Thơ bật gốc, đè lên nhiều xế hộp gây thiệt hại nặng, vậy chi phí khắc phục liệu có được bồi thường.
16,000,000đ
Hồ Chí Minh
Yamaha Exciter
16,000,000đ
Hồ Chí Minh
Suzuki GSX
20,000,000đ
Hồ Chí Minh
Honda SH
16,000,000đ
Hồ Chí Minh
Vespa LXV