Nhiều người khi mới mua ô tô thường không tìm hiểu kỹ lưỡng các thông số kỹ thuật trên xe khiến nhiều lúc rơi vào tình huống 'dở khóc dở cười' khi lưu hành. Thực tế, xe ô tô có 'ma trận' các thông số nhưng tài xế chỉ cần lưu ý tới những thông số quan trọng dưới đây.
Kích thước thân xe
Kích thước thân xe là những thông số mô tả về chiều dài, rộng và cao của xe. Thông qua con số này, người dùng ít nhiều biết được thông tin chiếc xe sẽ vận hành ra sao, có khả năng xoay xở như thế nào. Cụ thể trên mẫu xe hạng A Suzuki Celerio. Kích thước chiều dài được tính từ phần nhô của đầu xe và đuôi xe là 3.600mm. Chiều rộng (không bao gồm gương xe) là 1.600mm. Chiều cao thân xe từ mặt đất đến nóc xe là 1.540mm.
Chiều dài trục cơ sở là khoảng cách từ trục bánh sau tới trục bánh trước, đạt mức 2.425mm. Khoảng sáng gầm xe là khoảng cách từ mặt đất tới vị trí thấp nhất ở gầm xe là 145mm. Con số này giúp người dùng mường tượng được xe có khả năng vượt qua chướng ngại vật cao bao nhiêu.
Khi mới mua ô tô nhất định tài xế phải lưu ý tới những thông số kỹ thuật này
Bán kính vòng quay
Khi ô tô đánh hết lái sang một bên, giữ nguyên để xe di chuyển sẽ vẽ ra một đường tròn. Bán kính của đường tròn này gọi là bán kính vòng quay tối thiểu, tính theo vệt bánh xe phía bên ngoài. Nếu người dùng không đánh hết lái khi xe di chuyển, đường tròn sẽ lớn hơn đồng thời bán kính vòng quay sẽ lớn hơn.
Thông số này đặc biệt quan trọng với mẫu xe hay di chuyển trong đô thị. Bán kính vòng quay càng nhỏ, xe càng có khả năng xoay xở tốt hơn, quay đầu xe dễ dàng hơn. Suzuki Celerio có bán kính vòng quay 4.700mm. Con số này ở dòng xe bán tải thường ở mức 6.400mm. Ở dòng xe sedan như Toyota Camry là 5.500mm.
Mức tiêu hao nhiên liệu
Nhà sản xuất công bố mức tiêu hao nhiên liệu trong hai điều kiện phổ biến là di chuyển trong đô thị và ngoài đô thị. Những thông số về mức tiêu hao nhiên liệu thường thay đổi khá nhiều, phụ thuộc vào những yếu tố như: điều kiện đường sá, vận tốc trung bình, quãng đường và chủ yếu phụ thuộc vào phong cách cầm lái của tài xế. Tuy nhiên cũng cần phải nắm rõ các thông số kỹ thuật về mức tiêu hao nhiên liệu để trong quá trình vận hành xe tài xế còn biết cách để sử dụng một cách tốt nhất.
Những điều cần làm với xe mới mua về
Ngoài những thông số trên chủ xe cần phải nhớ thì khi mới mua ô tô người dùng cần phải mua bảo hiểm vật chất/ thân vỏ xe; dán phim cách nhiệt cho xe bởi với thời tiết nắng nóng như ở Việt Nam thì đây là việc thiết yếu phải làm.
Giá cả thì tùy thuộc vào loại phim và thương hiệu, khoảng từ 4-10 triệu tùy xe. Trang bị camera lùi, cảm biến lùi, hệ thống dẫn đường, camera hành trình; trang bị thảm lót sàn, đồng hồ đo áp suất lốp và những trang bị cần thiết phải có trên xe hơi.
Theo Vietq
Wuling Hongguang Mini EV, VinFast VF5 Plus, Toyota Wigo 2023 và Toyota Vios 2023 sắp ra mắt tại thị trường Việt Nam. Hứa hẹn sẽ gây sốt trong phân khúc xe ô tô giá rẻ trong năm 2023.
Để trả lời cho câu hỏi: “Những phụ kiện nào nên được lắp thêm khi mua ô tô mới?” hay “Có nên lắp phụ kiện cho xe khi mới mua không?” thì trong bài viết này sẽ giúp bạn có được câu trả lời để giúp bạn đưa đến quyết định nhanh chóng và chính xác.
Công nghệ 4.0 phát triển, những người lần đầu mua ô tô rất dễ rơi vào vấn đề sau khi mua xe mới thì cần nên trang bị thêm những món đồ nào có tác dụng thực tế nhất.
Mua xe cũ là một lựa chọn nhiều người nghĩ tới khi lần đầu sắm ô tô. Có những rủi ro nhất định bên cạnh nhiều lợi thế của việc mua xe ô tô cũ.
Lần đầu mua xe là một trong những quyết định quan trọng. Tuy nhiên bạn sẽ bị bối rối giữa vô số lời khuyên và các model xe mới. Infographic dưới đây sẽ giúp bạn lập ra kế hoạch để chọn cho mình chiếc xe phù hợp nhất và không phải hối tiếc với quyết định của mình.