Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, qua theo dõi và phản ánh của các cơ quan thông tin, báo chí và của người dân về đường dây nóng của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, đã tái diễn trở lại tình trạng xe cơi nới kích thước thành thùng để chở hàng quá tải và tái diễn tình trạng xe chở quá tải lưu thông công khai trên một số quốc lộ, đường đô thị và đường địa phương, gây hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông, mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường.
Điển hình là các xe tải, xe ben có kích thước thùng hàng vượt quá quy định, chở đá quá tải từ các mỏ đá khu vực huyện Hữu Lũng, Cao Lộc, lưu thông trên QL.l, QL.4B, ĐT.237 tỉnh Lạng Sơn. Các xe ben chở đất, đá, vật liệu xây dựng quá tải lưu thông trên tuyến đê sông Đáy, đoạn từ xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng đến Khu Công nghiệp Đồng Văn, tỉnh Hà Nam…
Các xe tải, xe ben có kích thước thùng hàng vượt quá quy định, chở vật liệu xây dựng, xi măng quá tải lưu thông trên QL.21A, địa phận huyện Lương Sơn, các tuyến đường Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo, Cù Chính Lan, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình; Các xe tải chở vật liệu xây dựng quá tải lưu thông trên tuyến đường 352 qua phà Lại Xuân, nối huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng với huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh phục vụ cho các nhà máy xi măng trong khu vực.
Để hạn chế thực tế trên, trong những tháng cuối năm, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động chỉ đạo công tác phối hợp giữa các lực lượng Công an, Thanh tra giao thông, ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 32/CT-TTg về việc tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông. Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố có nhiều xe quá tải lưu thông nêu trên chỉ đạo các lực lượng chức năng, các ngành, các cấp phối hợp xử lý, không để tái diễn tình trạng xe quá tải.
Bên cạnh đó, các địa phương tiếp tục tổ chức và triển khai công tác kiểm tra tải trọng xe (KTTTX) trên địa bàn theo Kế hoạch số 12885/KH-BGTVT ngày 01/11/2016 của Bộ GTVT và Kế hoạch số 6478/KH-TCĐBVN ngày 17/11/2016 của Tổng cục, bố trí lực lượng, kinh phí, duy trì hoạt động của các Trạm KTTTX lưu động và sử dụng cân xách tay để thực hiện công tác KTTTX phù hợp với tình hình xe quá tải trên địa bàn; áp dụng biện pháp KTTTX ngay từ đầu nguồn hàng.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các Sở GTVT, các Cục Quản lý đường bộ chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông, Công chức Thanh tra tăng cường phối hợp với các Sở, ngành, UBND cấp huyện của địa phương, kiểm tra tại các cơ sở đầu nguồn hàng như các cảng, bến thủy nội địa, nhà máy, xí nghiệp trong các khu công nghiệp, các mỏ đá, mỏ vật liệu xây dựng, nhà máy xi măng... và trên các tuyến đường có nhiều xe quá tải lưu thông, đặc biệt là vào ban đêm; đồng thời, phối hợp với các Cảng kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp không có Giấy phép lưu hành xe hoặc sử dụng Giấy phép lưu hành xe giả, sử dụng sà lan để đưa hàng siêu trường, siêu trọng ra khỏi Cảng, sang tải, dồn tải, lưu thông trên đường bộ, đặc biệt là các Cảng nhỏ, bến thủy nội địa tại TP Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh.
Nhằm giải tỏa ùn tắc tại các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới, hỗ trợ giải quyết nhu cầu kiểm định xe của người dân. Ngày 16/1, 4 đơn vị đăng kiểm bị đình chỉ đã được mở cửa trở lại.
Ngoài những lỗi thông thường có thể tạm giam phương tiện trong một thời gian nhưng bên cạnh đó vẫn có những lỗi vi phạm cực nặng có thể dẫn đến tịch thu xe vĩnh viễn.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều đơn vị cá nhân và tổ chức chưa thể gắn được camera trên ô tô vận tải theo quy định sẽ được lùi xử phạt vi phạm hành chính đối với lỗi này đến cuối năm 2021. Đây cũng là lần thứ 2 ra quyết định này của Bộ GTVT trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài.
Hệ thống hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập trong khi tốc độ phát triển ô tô tăng nhanh trong vài năm trở lại đây đã khiến nhiều lái xe mắc phải những lỗi đơn giản trong quá trình tham gia giao thông, đặc biệt là trong đô thị.
Mẫu ôtô điện cỡ A dự kiến lắp ráp và bán ra tại Malaysia, xe lắp một động cơ điện, một lần sạc đi 302 km.