Hiện nay, người dân Thái Lan có thể mang về nước những xe ô tô đã được sử dụng ở nước ngoài, nhưng phải nộp đơn xin giấy phép nhập khẩu từ Bộ Thương mại.
Thay đổi này nhằm mục đích giải quyết tình trạng trốn tránh các biện pháp kiểm tra, các hành vi gian lận và làm giả giấy tờ, đồng thời giảm bớt tình trạng ô nhiễm cũng như cải thiện an toàn giao thông đường bộ.
Trước khi bị liệt vào danh sách mặt hàng cấm nhập khẩu, xe ô tô đã qua sử dụng là đối tượng kiểm soát nhập khẩu của Bộ Thương mại Thái Lan.
Trong số các xe hơi cá nhân loại này, 95% là xe hạng sang và chỉ có 100 người xin giấy phép nhập khẩu.
Bộ Thương mại Thái Lan ước tính mỗi năm có ít nhất 1.000 xe cũ được buôn lậu hoặc nhập khẩu, vì các bộ phận của xe được lắp ráp lại ở nước này.
Ngoài ra, những xe cũ đó thường liên quan đến các hoạt động tội phạm như buôn lậu ma túy và rửa tiền.
Lệnh cấm nhập khẩu xe cũ của Bộ Thương mại Thái Lan được đăng tải trên Công báo Hoàng gia ngày 13/6 và có hiệu lực 180 ngày sau đó, tức là vào ngày 10/12.
Đối với việc nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không thuộc đối tượng cá nhân, Bộ Thương mại sẽ chuyển quyền xem xét sang những cơ quan liên quan khác./.
Theo TTXVN
Theo các số liệu thống kê thì trong tháng 5, Indonesia đã vượt mặt Thái Lan khi là nước xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào thị trường Việt Nam.
Dẫn đầu doanh số trên thị trường Thái Lan trong 3 tháng đầu năm 2023 vẫn là Isuzu D-Max với 37.328 với chiếc. Theo sau là mẫu bán tải cùng phân khúc Toyota Hilux, đạt doanh số 32.554 xe.
Toyota Motor Corp đã ngừng bán xe Yaris Ativ tại Thái Lan, sau khi Daihatsu - thuộc sở hữu của Toyota - không trung thực về mức độ an toàn của cánh cửa trong các bài kiểm tra va chạm bên hông xe.
Trái ngược với thị trường Malaysia, Toyota Thái Lan đã quyết định dừng bán mẫu Yaris Ativ vì các kết quả kiểm tra an toàn có phần bị sai lệch.
Hơn 15.000 ô tô được nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 3, tăng gần 2.900 chiếc so với tháng trước, tương ứng trị giá đạt 355 triệu USD.