Thị trường ô tô, - 08/10/2020 11:56 PM
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ô tô phải nộp khoản thuế lên đến hàng tỷ đồng để đóng góp vào ngân sách nhà nước. Đơn cử như Toyota đã đóng góp 2,7 tỷ USD trong giai đoạn 2015-2019. Thực chất con số này bao gồm những loại thuế gì?

Mới đây, tại "Lễ tôn vinh người nộp thuế tiêu biểu" do Tổng cục Thuế tổ chức, Toyota Việt Nam đã góp mặt trong số 30 doanh nghiệp được vinh danh với tổng số tiền thuế gần 9,4 tỷ USD đã nộp kể từ khi thành lập. Trong giai đoạn từ 2015-2019, doanh nghiệp (DN) đã đóng góp vào ngân sách nhà nước hơn 5 tỷ USD. Đây được xem là mức nộp ngân sách lớn trong số các DN ô tô. 

Câu hỏi đặt ra là Toyota Việt Nam (TMV) đã chịu những khoản thuế phí nào để có con số thống kê “khủng” kể từ khi có mặt ở Việt Nam đến nay?

Theo quy định pháp luật Việt Nam, mọi DN trên đất nước Việt Nam đều có nghĩa vụ đóng thuế DN. Cụ thể, các DN sẽ phải chịu các khoản thuế sau: 

- Lệ phí môn bài: Là loại thuế bắt buộc DN phải đóng hằng năm.

- Thuế thu nhập DN: là loại thuế trực thu đánh trên phần thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp pháp liên quan đến thu nhập của đối tượng nộp thuế.

- Thuế giá trị gia tăng (VAT): được tính theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.

- Thuế xuất nhập khẩu: Đối tượng của loại thuế này là hàng hóa được phép xuất nhập khẩu qua biên giới nước ta.

- Thuế tài nguyên: Thuế này đánh vào sản phẩm khai thác tài nguyên quốc gia chịu thuế để giúp nhà nước quản lý các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của nước ta.

- Thuế tiêu thụ đặc biệt: đánh vào những sản phẩm hàng hóa dịch vụ đặc biệt.

Xét trên mức thuế vừa công bố của TMV, một chuyên gia kinh tế nhận định, TMV phần lớn sẽ phải chịu 3 khoản thuế chính gồm: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và VAT. 

Các loại thuế DN ô tô phải nộp tại Việt Nam 

Ở nước ta, có 3 loại thuế chính đánh vào giá xe ô tô mà DN phải chịu là thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng (VAT). Cụ thể như sau:

- Thuế nhập khẩu: 

Thuế nhập khẩu ô tô được hiểu là việc thu thuế của nhà nước đối với mặt hàng ô tô có nguồn gốc xuất xứ từ quốc gia khác khi nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Việc tính thuế nhập khẩu với mặt hàng ô tô cũng rất đặc biệt so với các mặt hàng khác trên thị trường. 

Ở thời điểm trước năm 2018, thuế nhập khẩu ô tô dành cho xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi thuộc khu vực Đông Nam Á là 30% và ngoài Đông Nam Á là 70-80%. Tuy nhiên, quy định này đã thay đổi từ ngày 1/1/2018 khi các mẫu xe trong khối ASEAN có tỷ lệ nội địa hóa trên 40% sẽ được hưởng thuế nhập khẩu 0%. Như vậy, TMV đã không còn chịu khoản thuế này. 

Đối với dòng xe nhập khẩu ngoài khu vực ASEAN, thuế nhập khẩu cũng sẽ giảm dần theo các mẫu ô tô trong trong khu vực. Theo đó, ô tô nhập ở thị trường châu Âu sẽ giảm về 0% sau 9-10 năm nữa tùy từng loại, dựa theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU vừa được thông qua. Tuy nhiên, TMV không có xe nhập khẩu từ châu Âu nên sẽ không áp dụng ưu đãi thuế này. 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB):

Thuế TTĐB đối với ô tô nhập khẩu ở Việt Nam sẽ dựa vào dung tích xi-lanh để tính thuế. Theo quy định mới, các dòng xe có dung tích xi-lanh dưới 2.000cm3 sẽ được điều chỉnh giảm, trong khi dòng xe có dung tích xi-lanh từ 2000cm3 được điều chỉnh tăng. 

- Thuế giá trị gia tăng (VAT):

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) áp dụng cho các mặt hàng tại Việt Nam hầu hết là 10% và ô tô cũng không ngoại lệ. Cách tính thuế giá trị gia tăng như sau: 

Thuế GTGT = (Giá nhập tại cửa khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB) x thuế suất thuế GTGT 

Trên thực tế, thuế VAT 10% thường được các hãng cộng vào giá xe ô tô. Đơn cử như Toyota Vios có giá niêm yết 570 triệu đồng thì mức giá này đã bao gồm 10% thuế VAT. 

Các khoản thuế phí khách hàng phải trả khi mua ô tô 

Không chỉ các doanh nghiệp phải nộp thuế, người dân khi mua ô tô cũng phải chịu những khoản thuế phí nhất định để rước “xế hộp” về nhà. Bên cạnh giá xe, khách hàng sẽ trả thêm các khoản phí cho xe lăn bánh và ra biển như sau: lệ phí trước bạ, phí đăng kiểm, phí đăng ký biển số, phí bảo trì đường bộ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm vật chất xe. 

Dưới đây là bảng giá lăn bánh ví dụ của một mẫu xe ô tô tại Việt Nam, đã áp dụng ưu đãi giảm 50% phí trước bạ của Chính phủ dành cho xe lắp ráp trong nước năm 2020: 

Mẫu xe

Tính giá lăn bánh

Mức phí ở Hà Nội

Mức phí ở TP.HCM

Mức phí ở tỉnh thành khác

Toyota Vios E MT

Giá niêm yết

490.000.000

490.000.000

490.000.000

Phí trước bạ

29.400.000

24.500.000

24.500.000

Phí đăng kiểm

340.000

340.000

340.000

Phí bảo trì đường bộ

1.560.000

1.560.000

1.560.000

Bảo hiểm vật chất xe

7.350.000

7.350.000

7.350.000

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

480.700

480.700

480.700

Phí biển số

20.000.000

20.000.000

1.000.000

Giá lăn bánh

541.780.700

536.880.700

517.880.700

 

Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Gửi thông tin

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến MXH ô tô - xe máy và golf tại Việt Nam xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.