Theo Sở Công thương, các phương tiện cơ giới tăng nhanh đã gây ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường đô thị. Vì vậy, Sở này đã xây dựng đề án sản xuất và tiêu dùng xe đạp nhằm giảm ùn tắc, tiết kiệm nhiên liệu, giảm ô nhiễm môi trường trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn.
Cơ quan này kiến nghị thành phố hỗ trợ vay 900 triệu từ Quỹ xúc tiến thương mại để khảo sát thực trạng sản xuất xe đạp của các doanh nghiệp, phân tích lợi ích của việc sử dụng; tổ chức triển lãm nhằm tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng; đề xuất các giải pháp phát triển trong giao thông đô thị, kích cầu xe đạp, tìm hướng đi cho ngành sản xuất xe đạp nội địa.
Tuy nhiên, ngay sau khi đề án trình UBND thành phố, một số chuyên gia giao thông cho rằng, đề xuất sử dụng xe đạp giảm ùn tắc giao thông không phù hợp với quy luật phát triển của xã hội hiện nay. Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Hà Nội cho rằng, sử dụng xe đạp đại trà có thể giảm ô nhiễm môi trường song không thể giảm ùn tắc. "Trên phố có nhiều người đi xe đạp nghênh ngang, đạp xe chậm chạp càng làm tắc đường. Nếu tăng người sử dụng xe đạp thì nguy cơ ùn tắc ngày càng cao", ông Liên nói.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Hà Nội, những nước tiên tiến đã áp dụng giải pháp đi xe đạp, nhưng do đường sá của họ rất rộng, có làn riêng cho xe đạp, cho người đi bộ, xe máy. Còn áp dụng tại Hà Nội thì không khả thi. Hơn nữa, chiến lược phát triển giao thông đô thị của Hà Nội là vận tải hành khách công cộng như xe buýt nhanh, đường sắt đô thị… chứ không phải xe đạp.
Bên cạnh những sản phẩm như ô tô hay xe buýt chạy điện, tâm điểm của sự kiện VinFast vừa diễn ra tại Hà Nội là mẫu xe đạp trợ lực điện.
Có rất nhiều khách hàng khi mua xe đều thắc mắc: xe đạp điện có phải đăng ký hay không. Việc đăng ký xe là cần thiết để tham gia giao thông đúng quy định. Hãy đọc bài viết sau để nắm rõ dòng xe nào cần đăng ký, xe nào không nhé.
Vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại là hành vi nguy hiểm, gây cản trở giao thông cho người khác mà pháp luật nghiêm cấm.
Mới đây, doanh nhân Nguyễn Quốc Cường đã đăng tải trên trang cá nhân hình ảnh một chiếc xe đạp địa hình MTB đang trong quá trình lắp ráp. Dòng xe này có giá bán không dưới 250 triệu đồng, kèm theo những món phụ kiện nâng cấp khiến tổng chi phí của chiếc xe là hơn 500 triệu đồng.
Chiếc xe đạp công cộng ở TP.HCM có biển số đẹp X51H-21.888 đã bị trộm và bán lại cho một người dân khác.