Theo VAMA, trong tháng 6 doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 27.500 xe, tăng tới 19% so với cùng kỳ năm 2018.
Tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 6-2019 gần 154.300 xe, tăng hơn 27.000 so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương mức tăng trưởng 21%.
Đáng chú ý, doanh số bán xe nhập khẩu tăng gấp 3 nửa đầu năm ngoái, tương ứng hơn 62.500 chiếc.
Xe nhập khẩu vẫn được nhiều người tiêu dùng trong nước chọn lựa.
Trong khi đó, xe lắp ráp trong nước đang có dấu hiệu suy giảm khi lượng bán 6 tháng sụt giảm 14%, xuống còn 91.700 xe (so với mức 106.500 xe của nửa năm 2018).
Về thị phần, Toyota đạt doanh số hơn 7.500 xe tương ứng thị phần 28,8% và trở thành nhà sản xuất chiếm thị phần cao nhất VAMA. Thaco đứng vị trí thứ hai chiếm 28,4% thị trường Việt Nam. Còn lại, Honda, Ford và Mitsubishi lần lượt đạt doanh số với mức thị phần 11,5%; 10,7% và 9,3%.
Theo Pháp luật TP.HCM
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Theo các số liệu thống kê thì trong tháng 5, Indonesia đã vượt mặt Thái Lan khi là nước xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào thị trường Việt Nam.
Chính phủ vừa chấp thuận việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng lại từ chối đề xuất tương tự với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.
Theo Tổng cục Thống kê, ôtô sản xuất lắp ráp tại Việt Nam và lượng xe nhập khẩu trong tháng 4.2023 đều có xu hướng sụt giảm. Phần lớn nguyên nhân đến đến từ việc ảnh hưởng kinh tế khiến sức mua giảm khiến nguy cơ tồn kho tăng cao.
Hơn 15.000 ô tô được nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 3, tăng gần 2.900 chiếc so với tháng trước, tương ứng trị giá đạt 355 triệu USD.