Các hệ thống điện tử chiếm tới 40% chi phí sản xuất
Tài liệu từ công ty kiểm toán Deloitte về ngành bán dẫn đã hé lộ những con số khủng về chí phí dành cho các thiết bị điện tử và bán dẫn trong ngành ô tô.
Bất cứ ai yêu thích ô tô đều có thể đoán được xu hướng này dựa trên danh sách các công nghệ mới được trang bị cho cả các mẫu xe bình dân và cao cấp. Tuy nhiên, những con số thực tế có thể sẽ vẫn gây bất ngờ.
Theo đó, trong năm 2017, các hệ thống điện tử dùng chip bán dẫn chiếm tới 40% giá thành một chiếc ô tô mới. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với mức 18% của năm 2000, 20% của năm 2007, và dự kiến sẽ tăng lên 45% vào năm 2030.
Chi phí sản xuất chất bán dẫn dùng cho các hệ thống điện tử trên xe là gần 312 USD/xe vào năm 2013, và dự kiến sẽ tăng lên gần 600 USD vào năm 2022.
Chạy đua công nghệ, xe được trang bị các thiết bị điện tử dày đặc
Chi phí linh kiện lớn hơn đến từ các hệ thống điều khiển điện tử như cần gạt nước và các cổng OBDII; các hệ thống kỹ thuật số như vô lăng trợ lực điện tử và các cụm điều khiển điện tử; các tính năng mới như phát hiện điểm mù và phanh khẩn cấp tự động; cùng với ngày càng nhiều công nghệ tích hợp như hệ thống thông tin giải trí trên app, giao tiếp bằng dữ liệu đám mây...
Năm 2004, về cơ bản, không có mẫu xe nào được trang bị hệ thống kiểm soát điểm mù hay cảm biến áp suất lốp. Nhưng giờ đây, nếu bạn muốn có hỗ trợ Android Auto không dây trên xe thì chỉ cần từ 1-3 chip.
Trong bối cảnh các hãng đang đầu tư phát triển các hệ thống lái tự động, chi phí dành cho các thiết bị điện tử và bán dẫn càng cao. Riêng hệ thống lái tự động Cấp độ 4 được cho là cần tới 24 cảm biến - mỗi cảm biến cần một số chip để có thể hoạt động và phối hợp với các cảm biến khác, cũng như với xe.
Ba xu hướng lớn khác liên quan đến các hệ thống điện tử hỗ trợ lái bao gồm: điện khí hoá động cơ, kết nối kỹ thuật số, và an ninh tiên tiến. Xu hướng cuối cùng có thể bị coi là hài hước, vì càng sử dụng nhiều chip máy tính thì càng cần thêm nhiều chip nữa để bảo vệ tất cả chip sử dụng trong xe.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong suốt 20 năm qua một phần do các quy định mới của chính phủ, nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như năng lực của các nhà sản xuất chip, khi họ đã biết cách ghép nhiều bán dẫn vào một chip.
Sự tăng trưởng trong vòng một thập kỷ tới được dự đoán là sẽ chậm lại so với trước, vì các linh kiện máy tính giờ đây đã chạm giới hạn vật lý của công nghệ, trong mối tương quan với chi phí mà một nhà sản xuất ô tô có thể chấp nhận.
Từ ngày 15/8/2023, biển số ô tô, xe máy sẽ được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe. Vì vậy, nhiều người băn khoăn không biết nếu đang sở hữu nhiều biển số thì sẽ như thế nào?
Làn sóng ô tô điện Trung Quốc bắt đầu tràn về Việt Nam với các mẫu xe cỡ nhỏ. Sau Wuling Hongguang Mini EV, một mẫu ô tô điện cỡ nhỏ khác cũng theo chân về Việt Nam nhưng không rõ nhãn hiệu.
Hơn 150 nghìn biển số ở 63 tỉnh, thành phố đã được cục CSGT phê duyệt, và được đăng tải công khai trên cổng thông tin đấu giá trực tuyến.
Sau loạt sản phẩm bị ngừng bán, chỉ còn 3 mẫu xe máy nhỏ đang được các đại lý Suzuki Việt Nam phân phối trên thị trường.
Hầu hết những mẫu xe góp mặt trong danh sách 10 ô tô bán chậm nhất Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 là các dòng xe của các thương hiệu ô tô Nhật Bản. Có hãng chỉ bán được 14 xe.