Vừa qua nhiều xe khách, xe tư nhân vẫn ngang nhiên chở khách phớt lờ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
Cụ thể, sáng 5.4, trong khi đang làm nhiệm vụ, Đội Cảnh sát giao thông số 8 Công Hà Nội phát hiện một xe ôtô chở 30 hành khách đi từ tỉnh Bình Thuận ra Hà Nội, điểm đến là tỉnh Bắc Giang.
Chiếc xe này đã đi qua rất nhiều tỉnh thành, may mắn là kết quả đo thân nhiệt không có hành khách nào biểu hiện ho, sốt…
Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Long, Thạc sĩ, luật sư, Giám đốc Công ty Luật Dragon (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, căn cứ Điều 8 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, một trong những hành vi bị nghiêm cấm cụ thể là: “Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.”
Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về cách ly toàn xã hội và Văn bản hướng dẫn cụ thể chỉ thị này của Thủ tướng đã quy định rõ và cụ thể những biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm bao gồm người dân ở nhà, chỉ ra đường khi thực sự cần thiết, đeo khẩu trang, giãn cách khoảng cách tiếp xúc, tạm dừng các hoạt động kinh doanh không cần thiết...
Tiếp đó, để cụ thể hóa chỉ thị của Thủ tướng trong lĩnh vực giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải nói chung, các tỉnh/thành phố trên cả nước nói riêng đã có những quyết định tạm đóng cửa các bến xe, dừng các hoạt động vận chuyển khách công cộng, hạn chế tối đa việc di chuyển từ địa bàn, khu vực này sang địa bàn khu vực khác; dừng việc di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác… trong 15 ngày.
Ông Long nhấn mạnh việc đóng cửa các bến xe, dừng các hoạt động vận chuyển khách công cộng, hạn chế tối đa việc di chuyển từ địa bàn này sang địa bàn khác. Đây là những biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả mà cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành để toàn dân áp dụng nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng thời gian vừa qua. Cho đến nay, những biện pháp này mang lại nhiều hiệu quả tích cực.
Theo ông Long, việc xe khách, xe tư nhân vẫn lén lút chở khách phớt lờ chỉ thị của Thủ tướng và các quyết định của tỉnh/thành phố chính là hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Đây là một trong những điều cấm của Luật. Do đó, những người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc khởi tố hình sự tùy thuộc vào hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi.
Về xử lý hành chính, căn cứ là Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (Điều 11), theo đó:
+ Hành vi không tham gia chống dịch theo quyết định huy động của Ban Chỉ đạo chống dịch bị phạt tiền từ 2 -5 triệu đồng.
+ Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng.
Để xử lý hình sự, căn cứ là BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 và Hướng dẫn 45/TANDTC-PC xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của TAND Tối cao ngày 30.3.2020.
Hành vi “Thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh COVID-19 của cơ quan, người có thẩm quyền, gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh;” bị khởi tố theo Điều 295 BLHS về tội “vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người”, hình phạt lên đến 12 năm tù.
Theo Lao động
Hai hành khách tử vong, 10 người khác bị thương, tài xế xe khách kẹt cứng trong cabin sau vụ tai nạn.
Theo thống kê của Cục CSGT, từ ngày 16/11/2017 đến 15/6/2019, toàn quốc đã xảy ra 61 vụ tai nạn giao thông (TNGT) đặc biệt nghiêm trọng làm chết 219 người, bị thương 149 người. Đáng chú ý TNGT nguyên nhân trực tiếp do xe ô tô chở khách, ô tô taxi và xe ô tô tải gây ra chiếm gần 46% số vụ, 52,1% về số người chết và 80,5% số người bị thương. Những vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng không chỉ cướp đi sinh mạng của hàng trăm người mà còn khiến cho gia đình họ lâm vào cảnh chia ly, tan tác, con mất cha
Theo quyết định của Bộ Giao thông Vận tải, 7 tỉnh thành thực hiện thí điểm dịch vụ vận chuyển hành khách du lịch trong các đô thị bằng xe ô tô 2 tầng, thoáng nóc gồm Hà Nội, Quảng Ninh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Kiên Giang và TP HCM.
Một ý tưởng đột phá đang được nghiên cứu để đưa vào áp dụng một “siêu” xe buýt có thể chuyên chở cả nghìn hành khách nhưng không ảnh hưởng đến diện tích mặt đường.