Mặc dù đã có quy định xử phạt nhưng tình trạng này vẫn đang tiếp diễn, hành vi vi phạm nhiều nhất là leo dải phân cách, đi qua đường không đúng nơi quy định, không tuân theo đèn tín hiệu, vạch kẻ đường hay đi bộ trên đường cao tốc…
Người bán hàng rong lọt thỏm giữa dòng xe cộ qua lại trên quốc lộ thuộc địa bàn quận Thủ Đức.
Trước đó, công an TP.HCM chủ trương thông báo, lực lượng CSGT đã triển khai xử lí nhưng tình trạng này vẫn tiếp diễn, người dân vẫn bất chấp, xem thường tính mạng của mình.
Theo ghi nhận của PV vào ngày 1/2, đoạn gần ngã 4 Nam Kì Khởi Nghĩa – Lý Chính Thắng, quận 3, người dân vô tư leo lên rào chắn băng qua đường, thay vì chỉ cần đi bộ vài bước để tới khu vực dành cho người đi bộ để qua đường. Tương tự, trên đường Võ Thị Sáu, quận 3, các tuyến đường nằm giữa các ngã 4 cấm người đi bộ qua nhưng người dân vẫn giơ tay để xin đường băng qua trước dòng xe cộ đông đúc. Trên đường Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh, mặc dù khu vực này có cầu vượt nhưng vẫn có không ít người dân băng qua đường.
Ông Phan Văn Tuấn (42 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) buôn bán hàng rong khu vực này nói: “Mỗi khi xe cộ dính đèn đỏ ở phía dòng xoay Hàng Xanh thì đường ở đây trống trơn, mình chạy qua cho tiện chứ leo lên cầu vượt chi cho mệt, mất thời gian”. Theo ghi nhận, các tuyến đường như 3/2, An Dương Vương, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Minh Khai… người đi bộ vô tư vi phạm nhưng không thấy bóng dáng của CSGT.
Chỉ huy các quận, đội CSGT trên địa bàn TPHCM đều cho rằng, không thể phát ngôn khi chưa có sự cho phép của cấp trên. Đặt câu hỏi về việc xử lý người đi bộ vi phạm Luật Giao thông với Đội Tuyên truyền điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông đường bộ - Đường sắt thì đơn vị này chỉ tiếp nhận nhưng không trả lời.
Một ngày, xử phạt 102 người đi bộ phạm luật
Thông tin từ Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội cho biết, trong ngày đầu tập trung xử lý người đi bộ vi phạm Luật Giao thông (1/2), các đơn vị CSGT đã xử phạt 102 trường hợp. Trong đó, 29 trường hợp đi không đúng phần đường quy định, 71 trường hợp vượt qua dải phân cách, đi qua đường không đúng nơi quy định, 2 trường hợp mang vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông.
Lực lượng CSGT xử phạt người đi bộ.
Theo quy định, lực lượng chức năng xử phạt từ 50.000 đến 60.000 đồng nếu người vi phạm đi không đúng phần đường quy định, không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông. Phạt từ 60.000 đến 80.000 đồng nếu mang vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông, vượt qua dải phân cách, đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không đảm bảo an toàn, đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy. Phạt từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, duy trì đường cao tốc…
Trong suốt thời gian du Xuân, việc không bị dừng bởi cảnh sát giao thông là một điều may mắn, tuy nhiên bên cạnh đó người dùng có thể bị phạt nguội thông qua các thiết bị chuyên dụng và hiện đã có một số phương án kiểm tra nhanh nhất.
Tưởng chừng việc tránh nắng dưới bóng râm khi chờ đèn đỏ là bình thường, nhưng thực tế hành vi này lại vô tình vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt tới vài trăm ngàn.
Từ lâu vấn đề phạt nguội luôn là chủ đề nóng trên các trang mạng xã hội bởi việc đi giải quyết vi phạm không phải là điều dễ dàng.
Thông thường các lỗi vi phạm giao thông đều bị xử phạt hành chính, tuy nhiên vẫn có một số lỗi sẽ áp dụng hình thức khác thay vì phạt tiền.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều đơn vị cá nhân và tổ chức chưa thể gắn được camera trên ô tô vận tải theo quy định sẽ được lùi xử phạt vi phạm hành chính đối với lỗi này đến cuối năm 2021. Đây cũng là lần thứ 2 ra quyết định này của Bộ GTVT trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài.