Đề án chia làm 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 2022 - 2023 thực hiện kiểm tra khí thải toàn bộ xe đang lưu hành, đồng thời thu phí 50.000 đồng/xe/năm đối với các xe máy sử dụng từ 5 năm trở lên.
Điệp khúc “phí chồng phí”
Ngay khi đề án được đưa ra, rất nhiều người bày tỏ quan tâm tới quy định thu phí kiểm định khí thải 50.000 đồng/năm/xe.
Anh Huỳnh Đức Phú (nhân viên văn phòng tại Quận 1, TP.HCM) cho hay, TP có rất đông người lao động nhập cư, lượng xe máy rất lớn, số tiền 50 nghìn đồng/năm tuy không lớn nhưng nhân đầu người là số tiền rất lớn. Trong khi đó đã có phí bảo vệ môi trường trong xăng dầu, phí đường bộ,… thu như vậy là phí chồng phí. Anh Phú tỏ ra khá gay gắt cho rằng, thu phí có kiểm soát được lượng khí thải ra khi lượng xe máy ngày một tăng lên, vấn đề là kiểm định xe cũ hỏng thì bỏ chứ không phải thu phí từng người.
“Thật ra 50 nghìn một năm nó không đáng là bao hết, người ta sẽ đóng được nhưng người ta sẽ không thay đổi xe cũ đâu vì là kế sinh nhai. Nếu như xe quá cũ, thải ra khí vượt hạn mức cho phép thì nên tịch thu xe, hay đề nghị họ cải tạo lại xe thì hợp lý hơn là thu trên đầu người như vậy”, anh Phú nói.
Cùng quan điểm với anh Phú, anh Trương Thanh Long - một tài xế GrabBike cho biết: “Mình thấy không hợp lý, thu phí xong người ta vẫn chạy vẫn thải khí ra môi trường chứ người ta đâu có bỏ xe. Xăng đã thu một lần phí bảo vệ môi trường rồi, bây giờ thu thêm phần phí của xe máy nữa, phí chồng phí. Những người làm văn phòng không nói chứ những người thu nhập thấp không có nhiều, nhưng nhiều loại phí quá nó cũng ảnh hưởng đến thu nhập của người ta”.
Trong khi đó, anh Dương Thanh An (36 tuổi, ngụ Quận Phú Nhuận, TP.HCM) cũng đặt câu hỏi, các loại phí đã có như phí duy trì đường bộ, phí bảo vệ môi trường trong xăng dầu, tại sao không lấy các phí đó ra để thực hiện kiểm định khí thải xe máy mà còn thu thêm.
"Mỗi người khi sử dụng xe máy đã đóng bao nhiêu phí rồi, kiểm định khí thải mục đích là bảo vệ môi trường, bảo vệ không khí, tại sao không lấy phí bảo vệ môi trường trong xăng dầu, thu thêm phí là vô lý", anh Tân bức xúc nói.
Việc giảm khí thải ô nhiễm ra môi trường là vấn đề cấp thiết, liên quan đến đời sống nhân dân, được rất nhiều người quan tâm, song việc thu phí kiểm định khí thải xe máy cũng nhận được ý kiến trái chiều từ dư luận.
Mục đích sử dụng có rõ ràng?
Theo Sở GTVT TP.HCM, tính đến tháng 9/2020, TP có hơn 7,4 triệu xe máy (chưa kể xe vãng lai). Khí CO và HC có hại cho sức khỏe phát ra từ xe máy hiện chiếm 90% tổng các loại xe cơ giới. Đề án tính toán khi áp dụng kiểm soát, mỗi năm TP giảm hơn 56.000 tấn khí CO, 4.400 tấn HC thải ra môi trường.
Anh Hoàng Văn Tân (31 tuổi, ngụ Quận 3, TP.HCM) cho rằng, thu phí kiểm định khí thải xe máy mục đích cuối cùng phải rõ ràng, vấn đề quan trọng là có giảm tải được lượng khí thải ra ngoài môi trường, người dân không thể biết phí đó giúp ích gì trong kiểm soát khí thải trong khi xe máy đâu có giảm.
"Thu phí thì chi như thế nào, phải có mục đích cụ thể. Người dân muốn biết thu rồi làm như thế nào, sử dụng phí đó sẽ ra sao, dân không hình dung được, không rõ ràng, khí thải có giảm bớt không, muốn giảm khí thải phải hạn chế xe máy", anh Tân chia sẻ.
Theo chuyên gia Kinh tế Ngô Trí Long, TP.HCM mỗi ngày tăng cơ học 200 nghìn người, số lượng xe máy rất lớn, kiểm định khí thải mất rất nhiều chi phí. Vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát được lượng xe cá nhân, có phương án xử lý xe cũ hỏng, xe không đủ tiêu chuẩn về khí thải. Nếu thu phí mà làm cho người dân ý thức hơn trong sử dụng xe, giúp bảo vệ môi trường thì làm, còn không sẽ lãng phí.
"Phải làm sao hạn chế được phương tiện cá nhân bằng việc nâng cao chất lượng phương tiện công cộng và hướng người dân sử dụng dịch vụ đó thì sẽ hạn chế được lượng khí thải", ông Long nói.
Cũng theo ông Long, thuế sử dụng để bảo vệ môi trường chưa sử dụng hết, mà sử dụng vào mục đích khác thì không nên. Hiện việc sử dụng hiệu quả ngân sách còn hạn chế, lãng phí, thất thoát, tham nhũng rất nhiều nên trong bối cảnh này nên xem xét chưa thu, nếu thu phải chi tiết mục đích sử dụng.
Từ 1/7, toàn bộ dải biển số ô tô đang có của 63 tỉnh, thành phố sẽ được đưa ra đấu giá, người dân được quyền lựa chọn, cạnh tranh để sở hữu biển số theo mong muốn.
Thực tế, dường như không nhiều người được hưởng tiền đền bù khi có vấn đề xảy ra. Sau tai nạn, chẳng mấy ai nghĩ đến ý nghĩa và giá trị của của tờ giấy bảo hiểm xe máy và không ít người đã bỏ qua việc đi đòi tiền bảo hiểm vì cho rằng thủ tục nhiều và phức tạp.
Người dân Indonesia mua xe máy điện sản xuất tại quốc gia này từ 20/3 sẽ được Chính phủ trợ giá 7 triệu Rupiah (gần 11 triệu đồng).
Nhiều tài xế đem xe ô tô đi đăng kiểm cả tuần mà không dám về nhà, thậm chí đêm không dám chợp mắt vì sợ xe khác chen ngang.
Nhiều chuyên gia và đại diện các cơ quan quản lý cho rằng, Việt Nam chưa có quy chuẩn hay tiêu chuẩn về việc xây dựng trạm sạc và hệ thống thiết bị bảo vệ trạm sạc. Điều này đã khiến doanh nghiệp làm xe điện nói chung đang lúng túng.