Mới đây, Bộ Tài chính gửi văn bản xin ý kiến đóng góp của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 125/2017/NĐ-CP; sửa đổi, bổ sung Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016, trong đó có nội dung tháo gỡ điểm nghẽn cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Theo Bộ này, mức độ tăng trưởng trung bình phân khúc xe du lịch trong 5 năm vừa qua đạt từ 30 – 40% và dự báo tới 2025, thị trường sẽ nhanh chóng tiệm cận con số 1 triệu xe bán ra/năm.
Phân khúc xe du lịch nói riêng đang có những sự tăng trưởng vượt bậc tương ứng với giai đoạn ô tô hóa đang cận kề khi GDP bình quân đầu người tăng nhanh và nhu cầu sở hữu, chuyển đổi từ xe máy sang ô tô ngày càng lớn.
Bộ Tài chính thống kê được tỷ lệ nội địa hoá trong ngành sản xuất lắp ráp ô tô, với xe tải đến 7 tấn và xe khách đạt tỷ lệ nội địa hóa trung bình 40-55%; xe con đến 9 chỗ ngồi đạt bình quân khoảng 7 - 10%.
Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ chủ yếu là linh kiện và chi tiết đơn giản với hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Khả năng tự cung ứng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ để phục vụ nhu cầu sản xuất, lắp ráp trong nước rất thấp. Hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu linh kiện, phụ tùng với giá trị khá lớn dẫn đến tình trạng nhập siêu linh kiện, phụ tùng.
Trong khoảng 1.800 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng linh kiện thì chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp trong nước có đủ năng lực tham gia vào mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia.
Mặc dù vậy, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam lại có năng lực khá tốt tại một số lĩnh vực như sản xuất khuôn mẫu các loại; linh kiện xe đạp, xe máy; linh kiện cơ khí tiêu chuẩn; dây cáp điện; linh kiện nhựa - cao su kỹ thuật; săm lốp các loại.
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước đã có thể cung cấp một số phụ tùng, linh kiện như phụ tùng linh kiện nhựa, cao su cho các sản phẩm điện tử, ô tô xe máy, phụ tùng linh kiện nhôm và kim loại cho ô tô, xe máy.
Thống kê thường niên của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho thấy, lượng tiêu thụ ô tô năm 2018 trên toàn thị trường Việt Nam đạt trên 288 nghìn xe, năm 2017 tiêu thụ xấp xỉ 273 nghìn xe và năm 2016 là khoảng 304 nghìn xe.
Theo Báo giao thông
Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đến 20/11 năm nay.
Trong 7 quốc gia được AAF theo dõi thì Indonesia và Thái Lan là 2 thị trường dẫn đầu về sản xuất và tiêu thụ ô tô trong quý 1/2023.
Dự thảo sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đang được Bộ Tài chính nghiên cứu để đề xuất xuất tiếp tục giảm thuế suất cho ô tô điện và hybrid.
Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam - VAMA đã kiến nghị giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ với dòng xe HEV, PHEV.
Thị trường xe ô tô và xe máy tại khu vực Đông Nam Á (ASEAN) 6 tháng đầu năm 2021 đều tăng trưởng về sức mua và sản lượng nội địa so với cùng kỳ 2020. Trong đó, lượng xe máy và xe ô tô tiêu thụ tại Việt Nam lần lượt xếp thứ 2 và 4 trong khu vực.