Trước tiên cần tổng kết sơ về những con số của ngành xe hơi Thái Lan để có thể thấy phần nào sự thành công của những chính sách mà người thái theo đuổi. Thái Lan gần đây được mệnh danh là “Detroit của phương Đông” khi mà ở Thái ta có thể thấy sự quy tụ nhà máy của hầu hết những “ông lớn” trong ngành xe hơi như Toyota, Mitsubishi hay Honda… thậm chí đến cả những hãng xe Ý như Ducati cũng chen chân mở nhà máy tại đây.
Dung lượng thị trường nội địa của Thái Lan lên đến hơn 600.000 xe/năm (trong khi Việt Nam chỉ dừng lại ở con số hơn 157 nghìn xe trong năm 2014) riêng ngành lắp ráp và sản xuất xe hơi mang đến 10% tổng giá trị GDP của Thái Lan. Không những thế sản lượng của cả ngành công nghiệp xe hơi năm 2013 lên đến 1.6 triệu xe và các hãng xe cũng đang đua nhau lập trung tâm nghiên cứu (R&D) tại Thái Lan.
Vậy người thái đã làm như thế nào?
Đầu tiên là sự ưu tiên để người dân có thể sở hữu xe hơi, giá càng rẻ càng tốt. Cụ thể là chính sách hỗ trợ người mua xe lần đầu, mức thuế cân bằng lâu dài và ưu đãi cho những dòng xe giá rẻ, xe xanh, tiết kiệm nhiên liệu.
Tại thái Lan, người mua xe lần đầu tiên có thể được hỗ trợ giảm thuế lên đến 3.200 USD, kèm theo đó là chính sách “Eco-car”, giảm thuế triệt để cho những xe có mức tiêu thụ nhiên liệu dưới mức 5 lít/100km và đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4.
Những tiêu chí này khiến các hãng xe tập trung phân phối tại thị trường Thái Lan những mẫu xe nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu và giá rẻ để hưởng ưu đãi và để khuyến khích người tiêu dùng có cơ hội chuyển đổi từ xe máy sang xe hơi với chi phí không quá cao. Kết quả là dung lượng thị trường tăng vọt, thu hút các hãng xe chen chân vào thị trường tạo sự cạnh tranh dài hạn.
Thứ hai, khi đã bắt đầu có một thị trường rộng lớn và nhiều hãng xe tên tuổi, Thái Lan vẫn tiếp tục mở rộng thị trường. Chính phủ Thái Lan sử dụng tiền thu được từ ngành xe hơi để mở rộng và phát triển mạng lưới giao thông. Nếu bạn là người đã đến Thái chắc chắn sẽ rất choáng ngợp vì mạng lưới giao thông "tầng tầng lớp lớp" ở đây, chỉ riêng ở Thủ Đô Bangkok đã có 2 sân bay là DonMuang và Suvarnabhumi, kèm theo đó là hệ thống Airport Link kết hợp Sky Train (tàu điện trên cao) để di chuyển tới các khu vực xung quanh thành phố, giao kết với hệ thống tàu điện ngầm Subway và các bến xe Bus cùng tàu hỏa truyền thống. Hệ thống đường cao tốc bao bọc quanh trung tâm cũng đảm bảo cho giao thông được nhanh chóng và hiệu quả. Mặc dù khu trung tâm vẫn xảy ra nạn kẹt xe nhưng những điểm nóng được giải tỏa rất nhanh chóng nhờ tốc độ di chuyển nhanh và cách phân làn bằng đèn tín hiệu thông minh.
Thứ ba, tập trung phát triển công nghiệp phụ trợ, Thái Lan cũng chia rõ chính sách gồm 2 nhóm: phụ tùng thông thường và công nghệ cao. Những nhà sản xuất phụ tùng thông thường được miễn thuế nhập khẩu máy móc, miễn thuế doanh nghiệp với vùng 1 là 3 năm, vùng 2 là 3-7 năm, vùng 3 là 8 năm. Với nhà sản xuất phụ tùng công nghệ cao như ABS, hệ thống điều hòa không khí cho ô tô,… được miễn nghĩa vụ nhập khẩu với máy móc, và 8 năm thuế doanh nghiệp tại tất các vùng.
Hiện ngành công nghiệp hỗ trợ của Thái Lan có tới 709 công ty cấp 1 và 1.700 công ty cấp 2 và cấp 3 tạo việc làm cho khoảng 100.000 người. Các nhà máy sản xuất phụ tùng tại Thái Lan tạo ra việc làm cho 450.000 người.
Thứ tư, khi đã có cơ sở hạ tầng tốt, dung lượng thị trường cao và công nghiệp phụ trợ mạnh mẽ, người Thái bắt đầu có các chính sách quyết liệt và dứt khoát để khuyến khích các tập đoàn xe hơi mở nhà máy tại đây, điển hình là Toyota, Isuzu, Ford hay Honda… Việc khuyến khích đầu tư này thể hiện rõ ở chính sách ưu đãi và ổn định, trải rộng khắp cả nước. Vốn đầu tư càng lớn thì chính sách miễn thuế càng lâu (lên đến 5 năm), thời gian giải quyết hồ sơ chưa đến 2 ngày. Tuy có môi trường chính trị bất ổn nhưng chính sách của người Thái lại cực kỳ nhất quán và có tính chất dài hạn, không thay đổi liên tục . Điều này làm các nhà đầu tư FDI yên tâm rót những khoản tiền cực lớn vào Thái mà không sợ biến động.
Thứ năm là phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu. Để tập trung nâng cao nhân lực, Thái Lan khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài đưa nhân lực chất lượng cao của họ vào Thái Lan bằng chính sách cấp VISA linh động, kèm theo đó là khuyến khích nghiên cứu phát triển sản phẩm (R&D). Hiển nhiên với môi trường đầu tư và nhân lực cao cấp tốt như thế, Thái Lan đã và đang trở thành trung tâm để các hãng xe yên tâm đặt các trung tâm R&D tại đây. Dần già, Thái Lan không chỉ là nơi lắp ráp mà thực sự trở thành đầu tàu trong các chuỗi dây chuyền của các tập đoàn xe hơi.
Theo các số liệu thống kê thì trong tháng 5, Indonesia đã vượt mặt Thái Lan khi là nước xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào thị trường Việt Nam.
Dẫn đầu doanh số trên thị trường Thái Lan trong 3 tháng đầu năm 2023 vẫn là Isuzu D-Max với 37.328 với chiếc. Theo sau là mẫu bán tải cùng phân khúc Toyota Hilux, đạt doanh số 32.554 xe.
Toyota Motor Corp đã ngừng bán xe Yaris Ativ tại Thái Lan, sau khi Daihatsu - thuộc sở hữu của Toyota - không trung thực về mức độ an toàn của cánh cửa trong các bài kiểm tra va chạm bên hông xe.
Trái ngược với thị trường Malaysia, Toyota Thái Lan đã quyết định dừng bán mẫu Yaris Ativ vì các kết quả kiểm tra an toàn có phần bị sai lệch.
Hơn 15.000 ô tô được nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 3, tăng gần 2.900 chiếc so với tháng trước, tương ứng trị giá đạt 355 triệu USD.