Nghị định 116/2017/NĐ-CP sắp được các cơ quan chức năng sửa đổi và ban hành. Trong đó nêu quy định, với ôtô nhập khẩu, thay vì kiểm tra theo lô như quy định hiện hành, sẽ sửa thành kiểm tra theo kiểu loại và chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Hiểu một cách đơn giản hơn là mỗi loại xe chỉ cần lấy mẫu để kiểm tra khí thải và an toàn lần đầu tiên, sau đó chấp nhận kết quả cho các lô hàng tiếp theo nếu không có sự thay đổi về thông số kỹ thuật.
Nhiều ý kiến cho rằng, nếu điều này được thực thi thì tình hình nhập khẩu ôtô nguyên chiếc sắp tới sẽ rất thông thoáng. Đồng nghĩa với việc giá ôtô nhập nhiều khả năng được giảm mạnh sau khi nghị định được mới được thông qua.
Anh Nguyễn Mạnh Hà, trưởng nhóm bán hàng tại một đại lý Ford ở Hà Nội, cho biết: “Nếu mỗi kiểu loại xe chỉ cần lấy mẫu để kiểm tra khí thải và an toàn thì sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí cho mỗi đại lý. Bởi hiện nay, mỗi lô xe nhập về Việt Nam mất khoảng 45 ngày mới có thể hoàn tất thủ tục kiểm định chất lượng. Điều này kéo theo doanh nghiệp, đại lý phải mất thêm nhiều nhân viên chầu chực chờ đợi làm thủ tục. Và... đương nhiên họ đều phải được trả công. Chưa kể những đại lý, doanh nghiệp địa phương phải tốn thêm chi phí vận chuyển, tiền thuê kho bãi ở Hà Nội mỗi lần chờ kiểm tra chất lượng xe. Tất nhiên những chi phí này sẽ cộng dồn và quy đổi vào giá xe”.
Cũng theo anh Hà, cách làm này sẽ giúp xe nhập có cơ hội về nước nhanh hơn, nhiều hơn. Một khi nguồn cung nhiều thì các đại lý sẽ đẩy mạnh chương trình khuyến mãi, giảm giá bán để kích cầu và quyền lợi đều đổ về người tiêu dùng.
Đánh giá về góp ý sửa đổi này, anh Phan Minh, một chuyên gia lâu năm trong ngành kinh doanh ôtô nói: “Sửa đổi này mở ra cơ hội cho xe nhập khẩu nhưng cũng mang đến nhiều thách thức, áp lực cạnh tranh về giá cho một số doanh nghiệp lắp ráp trong nước. Bởi tâm lý người tiêu dùng Việt vẫn đang mang nặng quan điểm xe nhập chất lượng tốt hơn so với xe lắp ráp trong nước. Nên khi xe nhập lại có giá tốt nữa thì sẽ khiến xe lắp ráp trong nước phải chịu sự cạnh tranh đáng kể".
Đề nghị sửa quy định kiểm định ôtô nhập khẩu theo kiểu loại thay vì theo lô từng được đưa ra từ năm 2018. Tuy nhiên trong một văn bản gửi Thủ tướng, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, nếu không kiểm soát theo lô sẽ tiềm ẩn nhiều hệ luỵ. Bởi vì doanh nghiệp có thể nhập khẩu hàng loạt xe về và chỉ đăng ký cho một lô đại diện, có thể là một xe duy nhất. Và như vậy, doanh nghiệp có thể chọn xe tốt nhất để kiểm tra, được cấp giấy chứng nhận và sau đó đăng ký kiểm tra cho các lô tiếp theo với số lượng không giới hạn.
Chính vì thế, góp ý sửa đổi lần này có thực sự được thực hiện và giá xe nhập có giảm hay không vẫn là vấn đề bỏ ngỏ.
Theo VTC
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Theo các số liệu thống kê thì trong tháng 5, Indonesia đã vượt mặt Thái Lan khi là nước xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào thị trường Việt Nam.
Chính phủ vừa chấp thuận việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng lại từ chối đề xuất tương tự với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.
Theo Tổng cục Thống kê, ôtô sản xuất lắp ráp tại Việt Nam và lượng xe nhập khẩu trong tháng 4.2023 đều có xu hướng sụt giảm. Phần lớn nguyên nhân đến đến từ việc ảnh hưởng kinh tế khiến sức mua giảm khiến nguy cơ tồn kho tăng cao.
Bước sang tháng 5/2023, nhiều mẫu ô tô mới chủ yếu thuộc phân khúc xe phổ thông sẽ gia nhập thị trường Việt Nam. Trong đó chủ yếu là các mẫu xe nhà Toyota.