Sở hữu một chiếc ôtô của hãng Chervolet tầm trung có giá hơn 600 triệu đồng, anh Hải cho biết lý do mua xe cách đây 3 năm là để chở gia đình đi chơi cuối tuần hoặc về quê. "So với những người lái xe đi làm hàng ngày, tần suất sử dụng của tôi ít hơn rất nhiều. Tuy nhiên, tháng 6 tới tôi vẫn sẽ phải đóng phí bảo trì đường bộ ngang bằng với những người đi nhiều", anh Hải ấm ức nói.
Ngoài ra, khoản phí lưu hành mà dư luận đang xôn xao cũng sẽ đóng theo đầu người, theo dự thảo của Bộ Giao thông Vận tải. Do đó, dù xe đắp chiếu 5 ngày mỗi tuần nhưng anh Hải tính toán vẫn sẽ mất hàng chục triệu đồng mỗi năm. "Nhiều người bạn của tôi cho biết sau khi đóng phí lưu hành, họ quyết lái xe đi làm hàng ngày vì đằng nào cũng đã 'mất tiền mua mâm'. Nhưng cơ quan tôi lại không có chỗ gửi nên vẫn phải chạy xe máy", anh Hải cho biết. Sau khi bàn bạc với vợ, anh quyết định đăng tin rao bán xe vì không muốn đóng phí theo kiểu cào bằng.
Nhiều người rao bán ôtô riêng khiến thị trường xe cũ thừa cung thiếu cầu. Ảnh: Hoàng Hà
Lên các chợ xe trên mạng thời gian gần đây, người ta dễ dàng nhìn thấy nhiều bài rao xe với tiêu đề như: "Phản đối chính sách lệ phí mới, em xin bán cái xe", hay "Bán Madza phản đối phí lưu hành"... Anh Quang, thành viên một diễn đàn xe lớn cho biết phải bán ôtô vì không có tiền đóng phí. "Nhiều người đã lên báo phản đối chán chê với đủ mọi lý lẽ rồi, còn tôi chỉ đơn giản là không kham được phí lưu hành nên phải bán", anh Quang nói. Theo giải thích của anh, tuy sở hữu ôtô nhưng nó là phương tiện giúp anh đi làm kiếm tiền chứ không phải mua để thể hiện đẳng cấp.
Do có nhiều người cùng rao bán xe, trong khi người mua thì đang chờ thông tin chính thức về phí lưu hành nên thị trường lâm vào cảnh thừa cung. Cũng là một chiếc Lacetti CDX đời 2010, thời điểm cuối năm ngoái dễ dàng bán được với giá 530 triệu đồng nhưng hiện nay rao 480 triệu đồng cũng ít người hỏi. Việc mặc cả đối với xe cũ trở nên linh động hơn trước rất nhiều.
Trước đây khi bán xe, người bán chỉ du di cùng lắm là 2 đến 5 triệu đồng, thì nay khách mua tha hồ trả giá thấp hơn tới hàng chục triệu đồng. Trên mục bán xế của một diễn đàn, có người giảm tới 100 triệu đồng cho chiếc ôtô cũ sau 5 lần rao nhưng cũng chưa bán được. Rút kinh nghiệm, có người đi bán xe riêng đã phải lôi đủ món quà độc đáo ra làm "mồi nhử" kèm lời nhắn: "Bác nào mua xe em xin tặng kèm".
Cá nhân bán xe cũ đã chật vật, các salon chuyên hàng qua sử dụng còn khó khăn hơn. Trước đây, salon thường cử người đi thám thính mỗi khi có ai rao bán xe để mua lại, mang về tút tát rồi bán ăn chênh lệch. Tuy nhiên, thời gian gần đây thị trường ế ẩm, họ không còn mặn mà với việc đi thu mua xe. "Hàng còn tồn nhiều đẩy mãi chưa hết, nói gì đến việc nhập thêm", chủ một salon ô tô cũ trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) than thở.
Anh Dũng, nhân viên kinh doanh của một salon trên đường Ngọc Khánh cho biết thời điểm cuối năm ngoái, mỗi tháng salon này bán được hơn 50 chiếc ôtô cũ. Còn hiện nay, "tình hình hết sức bi đát", anh Dũng cho biết. Tháng trước, salon này cũng chỉ bán được 12 xe. "Đa phần các dòng xe bán được đều nằm trong khoảng 500 đến 700 triệu đồng", anh nói thêm.
Với các ưu đãi mạnh thì những chiếc Mazda CX-5 còn lại trong kho đã nhanh chóng được bán ra và hiện theo các nguồn tin thì số lượng tồn không còn nhiều để chuẩn bị đón phiên bản mới.
Gần nửa tỷ là mức giảm giá cao nhất của Mercedes-Benz GLC đời cũ tại một số đại lý nhằm để xả lượng hàng còn tồn lại trong kho.
Thông qua chỉ số công-tơ-mét, khách hàng có thể định giá những chiếc xe ô tô cũ, bởi số hiển thị càng lớn đồng nghĩa xe đã sử dụng càng lâu và chạy nhiều.
Hình ảnh về chiếc Mazda CX-5 thế hệ mới được lộ diện thì phiên bản cũ vừa được điều chỉnh giá bán với mức giảm từ 100 đến 137 triệu đồng nhờ đó xe có giá khởi điểm từ 739 triệu đồng sau ưu đãi.
Thế hệ mới của GLC đã ra mắt, nhưng lượng tồn kho của phiên bản vẫn còn và để đẩy dọn kho nhiều đại lý chấp nhận bán với mức giá có nhiều ưu đãi lớn.