Theo ông Tachibana, Tổng giám đốc Công ty Toyota VN và là Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất lắp ráp ôtô VN (VAMA), việc tăng lệ phí trước bạ tại Hà Nội lên 20% và TP.HCM lên 15% cũng như tăng phí cấp biển xe ôtô chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường ôtô trong nước vốn phụ thuộc nhiều vào thị trường của hai thành phố lớn này.
"Như vậy, chi phí để sở hữu một chiếc xe sẽ tăng lên, điều đó đồng nghĩa với khả năng cao là nhu cầu của thị trường sẽ giảm", ông Tachibana nói
Ông Tachibana cho biết, chắc chắn chúng tôi sẽ phải xem xét lại kế hoạch sản xuất trong năm sau. Hơn thế nữa, kế hoạch sản xuất của Toyota VN tới năm 2018 (khi thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung kí kết giữa các nước ASEAN chính thức được áp dụng) sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
"Chúng tôi rất mong Chính phủ sẽ có chiến lược lâu dài để phát triển ngành công nghiệp ôtô và ngành công nghiệp phụ trợ. Chúng tôi cũng hoàn toàn ủng hộ Chính phủ xây dựng một dòng xe chiến lược để ngành công nghiệp ô tô phát triển quy mô hơn và vững chắc hơn. Tuy nhiên điều đó chỉ có thể thực hiện được khi các chính sách thuế được ổn định, thị trường được thúc đẩy và tập trung", ông Tachibana nói.
Chắc chắn với việc tăng lệ phí trước bạ và phí cấp biển lên cao sẽ làm các DN ôtô sẽ gặp khó khăn bởi nhu cầu về ô tô giảm. Không chỉ có Toyota VN mà một số DN ô tô có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khác khi được hỏi cũng cho biết sẽ xem xét lại kế hoạch sản xuất những năm tới.
Chính sách bỏ rơi nhà sản xuất?
Theo Chủ tịch UBND Hà Nội, Nguyễn Thế Thảo, việc tăng phí trước bạ lên 20% là một trong những giải pháp góp phần giảm thiểu phương tiện cá nhân và tăng thu ngân sách cho thành phố để tái đầu tư lại cho các dự án giao thông.
Ông Thảo cũng cho biết, mặc dù vẫn còn những ý kiến băn khoăn nhưng đã đến lúc phải có những giải pháp để từng bước giảm dần phương tiện cá nhân, trong đó trọng tâm đối tượng chủ yếu là ôtô con.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng chính sách của chúng ta đang thiên lệch, quá tập trung vào hạn chế xe ôtô cá nhân mà quên rằng cũng rất cần một ngành công nghiệp ôtô phát triển để phục vụ cho nhu cầu của gần 100 triệu dân và làm nền tảng cho các ngành công nghiệp khác cũng như đảm bảo an ninh quốc phòng đất nước.
Theo ông Nguyễn Minh Đồng, Việt kiều và là chuyên gia thiết kế ôtô đã từng làm việc tại tập đoàn Volkswagens (CHLB Đức) thì việc hạn chế tiêu dùng ôtô cá nhân là sai lầm bởi muốn phát triển ngành công nghiệp này thì phải khuyến khích tiêu dùng ôtô.
Thế giới đã thừa nhận có mối liên hệ chặt chẽ giữa công nghiệp ôtô với các giá đình. Tức là tiêu thụ ôtô cá nhân là cơ sở để cho ngành công nghiệp ôtô phát triển. Các quốc gia trên thế giới thường chỉ áp dụng các chính sách hạn chế lưu thông ôtô đối với những thành phố lớn, khu đông dân cư, chứ không hạn chế tiêu dùng ôtô. Với Hà Nội và TP.HCM - nơi thị trường ôtô chiếm tới 70% cả nước - mà hạn chế tiêu dùng xe cá nhân sẽ rất khó khăn cho công nghiệp ôtô. Chỉ nên hạn chế lưu thông ôtô thì hợp lý hơn, ông Đồng nói.
Sách trắng do Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) phát hành vừa ra mắt cũng đã lên tiếng về chính sách công nghiệp ôtô Việt Nam. Theo EuroCham cần tránh điều chỉnh liên tục các sắc thuế có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của ngành công nghiệp ôtô. Những thay đổi thường xuyên và với mức độ lớn đã và sẽ làm gián đoạn đáng kể các dây chuyền sản xuất, chuỗi cung cấp và các hoạt động bán lẻ của những bên tham gia vào ngành ôtô do xuất hiện những mức cầu cao điểm và thấp điểm giả tạo trên thị trường.
EuroCham đã có quan sát rất kỹ trước khi đưa ra kiến nghị này. Rõ ràng tại Việt Nam thời gian qua, chính sách đối với công nghiệp ôtô nhất là thuế, phí thay đổi đến chóng mặt. Và mỗi lần thay đổi như vậy gây ra nhiều phản ứng.
Cụ thể, trong thời gian này, khi Hà Nội quyết định tăng lệ phí trước bạ với ô tô lên 20% và phí cấp biển số xe lên 20 triệu đồng thì khách hàng lại đổ xô tìm mua xe, làm cho nhu cầu về một số mẫu xe tăng cao, khiến nhà sản xuất, nhà nhập khẩu không đáp ứng kịp, ngược hẳn với 1 tháng trước đó, thị trường rất trầm lắng, xe ôtô ế ẩm.
Khi chính sách thay đổi và tạo ra những điểm cầu giả tạo đương nhiên sẽ tác động không tốt tới sản xuất. Nhu cầu xe tăng đột ngột khiến nhà sản xuất và nhà cung cấp linh kiện không thể đáp ứng kịp, nhu cầu giảm thấp thì sản lượng lại dư thừa. Thiếu và thừa đều làm mất đi tính ổn định của sản xuất và làm nản lòng DN.
Nhà sản xuất bỏ đi?
Ông Tachibana đã từng đưa ra dự báo, đến năm 2018, nhiều nhất sẽ chỉ còn 3 doanh nghiệp ôtô FDI trụ lại Việt Nam. Nhiều người cũng đã hình dung ra một kịch bản khi thuế suất thuế nhập khẩu ôtô giảm xuống còn 0% -5% thì xe nhập khẩu nguyên chiếc sẽ tràn vào thị trường và xe trong nước không thể cạnh tranh được, các DN rút đi hết chỉ để lại các đại lý làm nhiệm vụ phân phối xe nhập khẩu và thực hiện các dịch vụ sau bán hàng.
Với thắng lợi của các nhà làm chính sách thiên về hạn chế ô tô cá nhân và tăng thu cho ngân sách thì tác động của nó sẽ kéo dài tới mai sau.
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, được coi là thị trường ô tô tiềm năng cuối cùng của thế giới. Với dân số khoảng 600 triêu người, khu vực Đông Nam Á ước tính sẽ tiêu thụ tới 10 triệu ôtô/năm trong thời gian tới. Các nước Đông Nam Á đều đã tham gia AFTA và WTO, mậu dịch tự do đã được khai thông, vì vậy chỉ cần sản xuất tại 1 quốc gia có thể lưu thông toàn khu vực.
Nhiều nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới đã đổ về Đông Nam Á. Hiện trong khu vực Thái Lan đã trở thành 1 trung tâm công nghiệp ô tô lớn và sắp tới sẽ là Indonesia. Khi ngành công nghiệp ô tô phát triển, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu thu về nguồn ngoại tệ lớn, làm giàu mạnh cho đất nước.Việt Nam cũng được coi là quốc gia có điều kiện để phát triển ngành chế tạo ôtô vững chắc, nhưng với chính sách dành cho công nghiệp ô tô ( nhất là thuế và phí) bất ổn định đã làm các nhà đầu tư nản lòng.
Hiện nay, Việt Nam đang đạt tỷ lệ 18 xe/1.000 dân. Dự báo từ năm 2020 trở đi, kinh tế phát triển mạnh, mức thu nhập bình quân đầu người được nâng cao và hạ tầng giao thông phát triển, thì nhu cầu về ôtô cá nhân (xe dưới 10 chỗ) sẽ tăng mạnh.
Theo tính toán của Bộ Công Thương, vào năm 2015, Việt Nam sẽ có từ 166.000-235.000 ôtô mới gia nhập thị trường; năm 2020 có 246.000-347.000 xe và năm 2025 có từ 592.000-836.000 xe. Trong số đó, xe buýt và xe tải chỉ còn chiếm 27%, còn lại là xe cá nhân.
Nếu không phát triển được công nghiệp ôtô dưới 10 chỗ thì vào 2025, mỗi năm Việt Nam phải bỏ ra 12 tỷ USD để nhập khẩu ôtô. Như vậy, rất có thể chúng ta sẽ phải gánh chịu một mức thâm hụt cán cân thương mại khổng lồ. Vấn đề đáng ngại là, thị trường ôtô rộng lớn của Việt Nam sẽ rơi vào tay các nhà cung cấp nước ngoài.
Đó là nhận định của lãnh đạo Công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico) - nhà phân phối ôtô lớn nhất cả nước với 11,9% thị phần - đưa ra tại phiên họp thường niên ngày 28/4.
Tài xế ôtô đâm hàng loạt xe máy ở Hà Nội là ai? Vì sao để xảy ra vụ ôtô đâm xe máy ở Hà Nội? Toàn cảnh vụ ôtô đâm hàng loạt xe máy ở Hà Nội để độc giả dễ hình dung vụ việc.
Thị trường ô tô Việt Nam 2023 sẽ trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết khi hàng loạt các mẫu ô tô đến từ nhiều thương hiệu khác nhau tranh nhau ra mắt. Trong một loạt cũng các mẫu xe ô tô sẽ sắp có mặt tại thị trường Việt thì đây là 3 chiếc ô tô đến từ hãng Honda được mong chờ nhất.
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 cho biết, Bộ Tài chính được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan nghiên cứu chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, ưu đãi phí trước bạ với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước (CKD). Các chính sách này cần báo cáo Thủ tướng trước ngày 20/3.
Wuling Hongguang Mini EV là mẫu xe điện cỡ nhỏ của Trung Quốc, được ra mắt vào tháng 7/2020. Sự kết hợp giữa 2 hãng xe SAIC và Wuling của Trung Quốc và tập đoàn General Motors của Mỹ, tạo nên thành công cho mẫu xe và trở thành mẫu ôtô điện cỡ nhỏ bán chạy nhất thế giới kể từ khi ra mắt với con số lên đến 1 triệu chiếc.