Đã từng có rất nhiều bài báo nói về sự khó khăn của Vinaxuki, nhưng phải đến tận nơi và tận mắt chứng kiến mới thấm thía được cái chật vật của doanh nghiệp - một thời từng được coi là tiên phong của nền công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam.
Những năm 2011 trở về trước, lượng xe tải tiêu thụ hàng năm của Vinaxuki không hề thua kém Thaco. Nhắc đến thời "hoàng kim", Ông Bùi Ngọc Huyên - Chủ tịch Vinaxuki nhớ lại, "ngày xưa có thời kỳ, các đại lý họ về ở trọ trong làng này chỉ để chờ có xe xuất xưởng là họ lấy, chúng tôi lắp đến đâu, ra là hết đến đấy". Trước năm 2009, doanh nghiệp của ông Huyên sản xuất khoảng 50 đến 60 chiếc xe mỗi ngày.
Từ nhà máy bỏ hoang...
Kể từ năm 2012, do thiếu hụt nguồn vốn lưu động, ngân hàng lại không cho vay vì cho rằng nội địa hóa là “phiêu lưu”, Vinaxuki buộc phải dừng hoạt động cho đến nay đã hơn 3 năm.
Khu nhà máy của Vinaxuki rộng 12ha, có giai đoạn mỗi ngày xuất xưởng gần 100 xe, nay bị bỏ hoang, bụi bám dầy đặc..
Chiếc xe 4 chỗ made in Vietnam được ông đặt tên là VG 150, ông nói rằng chỉ cần 20 tỷ đồng nữa để hoàn thiện nội thất là có thể xuất xưởng.
Vỏ xe được thiết kế theo tiêu chuẩn châu âu, và rất cứng. Trong khi các hãng khác sơn 4 lớp, chiếc xe VG 150 được sơn tới 5 lớp, và áp dụng công nghệ sơn robot tự động."Ngay cả Toyota hay Ford đều sơn bằng tay hết", ông Huyên cho hay.
Toyota năm đầu tiên sang Việt Nam chỉ bán được 160 xe, Honda năm đầu tiên chỉ một vài trăm xe, kể cả Ford cũng vậy. Với chiếc xe VG 150 này, ông Huyên đảm bảo rằng nếu bán ra thị trường, trong năm đầu tiên ông cũng phải bán được không kém Toyota hay Ford, sang năm thứ 2 ông có thể bán được 300 xe.
... đến lợn, bò, dê
Giọng ông Huyên trầm xuống khi nói về những khó khăn hiện tại của Vinaxuki, "để công nhân đỡ đói, tôi phải nuôi cả lợn, cả bò, cả cá, tăng gia sản xuất cho anh em".
Tôi bảo là không phải Thủ tướng không cho vay mà là ngân hàng không cho vay..."
Theo Cafebiz
Khu đất của Vinaxuki Thanh Hóa bị thu hồi có thể xem là dấu chấm hết cho dự án sản xuất xe hơi đầy tham vọng của ông Bùi Ngọc Huyên, Chủ tịch công ty.
Ông chủ Vinaxuki chỉ cần 40 tỷ đồng khôi phục lại toàn bộ máy móc, dây chuyền sản xuất và 20 tỷ nữa để đào tạo cho 5.000 công nhân trong 2 năm. - Kinh tế
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định thu hồi 250.452m2 diện tích đất của Công ty TNHH MTV ô tô Vinaxuki Thanh Hóa cho thuê tại xã Đại Lộc, huyện Hậu Lộc giao cho chính quyền địa phương quản lý theo quy định của pháp luật.
Nhà máy ô tô có vốn đầu tư 1.650 tỷ đồng của Công ty cổ phần ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) tại Mê Linh (Hà Nội) có nguy cơ trở thành đống phế liệu, sau nhiều năm bỏ không. Hơn 3 năm nay, Vinaxuki, các ngân hàng là chủ nợ của công ty, đã tìm kiếm và mời chào khách hàng nhưng chẳng ai mua.
Việt Nam vẫn cần phát triển ngành công nghiệp ô tô nhưng chiến lược ấy phải hết sức cụ thể, được tính toán kỹ bởi các nhà chuyên môn.