Thị Trường, - 10/10/2019 12:29 AM
Văn phòng chính phủ (VPCP) vừa đưa ra đề nghị áp dụng dịch vụ trực tuyến đối với thu tiền nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đề xuất mới dự kiến tiết kiệm cho xã hội ít nhất 1.300 tỷ đồng/năm.

Tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ (VPCP), Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đã có buổi làm việc với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan đến việc triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp, đổi giấy phép lái xe và thu tiền nộp phạt xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Đáng chú ý, VPCP  đưa ra phương án được đề xuất là người bị xử phạt lựa chọn hình thức thực hiện nộp phạt sau khi có quyết định xử phạt (trong trường hợp này, người bị xử phạt sẽ bị tạm giữ giấy tờ hoặc phương tiện, tài sản).

Theo đó, căn cứ trên một số nội dung thông tin của biên bản (số biên bản, cơ quan xử phạt, nơi xử phạt), hệ thống cho phép người bị xử phạt tra cứu để được cung cấp thông tin về tên quyết định xử phạt, số tiền xử phạt, tài khoản kho bạc phải nộp để người bị xử phạt nộp phạt trực tuyến ngay trên hệ thống. Việc nhận lại giấy tờ bị tạm giữ có thể cho phép người bị xử phạt lựa chọn hình thức gửi qua đường bưu điện hoặc nhận trực tiếp hoặc ủy quyền. Đối với nhận lại phương tiện, tài sản bị tạm giữ cho phép lựa chọn hình thức trực tiếp hoặc ủy quyền.

Nếu tính ở mức tối thiểu nhất, người bị xử phạt để thực hiện các công đoạn từ nhận quyết định xử phạt, đi nộp phạt đến nhận giấy tờ, phương tiện mất khoảng 1,5 ngày thì với gần 4 triệu trường hợp vi phạm lập biên bản lĩnh vực đường bộ trong 1 năm, khi áp dụng hình thức trực tuyến tương ứng sẽ tiết kiệm ít nhất khoảng hơn 1.300 tỷ đồng/năm (= 1,5 ngày x 220.000 đồng/ngày x 4 triệu trường hợp - tính theo GDP bình quân đầu người) cho xã hội.

Hiện nay, việc xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ hầu hết được thực hiện theo hình thức trực tiếp ở tất cả các công đoạn. Thậm chí, nếu bị xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt thì phải trải qua 5 bước, người bị xử phạt phải đi lại, liên hệ trực tiếp với các cơ quan liên quan ít nhất 3 lần, với khoảng thời gian từ 10-72 ngày kể từ sau khi nhận biên bản vi phạm mới có thể hoàn tất trách nhiệm và nhận lại giấy tờ hoặc phương tiện, tài sản bị tạm giữ.

Như vậy, người bị xử phạt sẽ mất nhiều thời gian, công sức để liên hệ, thực hiện trách nhiệm nộp phạt của mình, nhất là những người có nơi thường trú, tạm trú không cùng địa điểm với nơi ra quyết định xử phạt. Hơn nữa, việc tiếp xúc trực tiếp nhiều lần sẽ rất dễ nảy sinh nhũng nhiễu, tiêu cực.

Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
  • Bưu điện nhận thu tiền nộp phạt vi phạm giao thông

    Thị Trường  -  03/02/2016 8:48 AM

    Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an cùng Bộ Tài chính đã kiến nghị và được Chính phủ đồng ý giao cho Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) thu tiền xử phạt vi phạm giao thông và chuyển phát giấy tờ cho người vi phạm qua hệ thống bưu điện.

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.