Nghị định 116 quy định về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu linh kiện và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ôtô được xem là một rào cản kỹ thuật để bảo vệ ngành công nghiệp ôtô trong nước, chống lại dòng chảy ồ ạt của xe nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Sự xuất hiện của Nghị định này đang tạo ra những mảng màu đối lập trong mùa mua sắm ôtô cuối năm.
L.T, một nhân viên kinh doanh của Mitsubishi, cùng đồng nghiệp ra ngoài ăn trưa từ 11h, dù phải đến 12h mới nghỉ trưa.
Công việc của L.T một tháng trở lại đây không gò bó về mặt thời gian như trước. Hàng ngày, anh vẫn đến đúng giờ để chấm công, sau đó ngồi tán gẫu cùng đồng nghiệp.
"Cứ đến buổi chiều, anh em lại rủ nhau đi đá bóng hoặc tổ chức các hoạt động giao lưu khác, có hôm về sớm 30-45 phút", anh giãi bày. Phòng kinh doanh đại lý nơi L.T làm việc thường xuyên tổ chức ăn uống sau giờ làm, lý do chính có lẽ là để động viên lẫn nhau vượt qua giai đoạn khó khăn.
Nguồn cơn của những thay đổi không đến từ bản thân anh. Danh mục xe Mitsubishi bán tại Việt Nam hầu hết là xe nhập khẩu, bị ảnh hưởng nặng nề bởi Nghị định 116 do Chính phủ ban hành và có hiệu lực từ ngày 17/10.
"Mitsubishi chỉ có dòng xe nhập từ Thái Lan và Nhật Bản. Với dòng xe nhập Nhật như Outlander thì khách hàng không có tâm lý chờ đợi, do không nằm trong diện hưởng ưu đãi nội khối ASEAN. Đối với dòng xe nhập Thái Lan thì tâm lý chờ đợi vẫn còn", L.T kể.
"Nhưng ở thời điểm này, nút thắt thực sự được tạo ra bởi Nghị định 116, dẫn đến tình trạng xe khó về nước. Ngay cả Tổng công ty cũng có tâm lý chờ thuế, nên lượng xe có thể giao ngay rất hạn chế. Có lần tôi đi lấy xe mới, thấy kho hàng gần như trống trơn".
Hiện tại, đại lý L.T làm việc đã hết Triton từ cuối tháng 10, Attrage hết từ giữa tháng 10, ngay cả Pajero Sport 2016 cũng không còn xe để bán. Chỉ tiêu bán hàng mà đại lý đặt ra cho nhân viên kinh doanh vì thế mà dễ chịu hơn, giảm xuống còn 1 xe/tháng.
Nghị định 116 đã đẩy các doanh nghiệp nhập khẩu ôtô rơi vào thế bị động, phải biến chuyển để thích nghi ngay tại thời điểm đáng lẽ cần sự ổn định để dồn sức cho mùa mua sắm cuối năm.
Không chỉ có Mitsubishi, Toyota cũng gặp phải vướng mắc. Vị Tổng giám đốc công ty này cho rằng Nghị định ban hành quá đột ngột và không có thời gian chuẩn bị phù hợp cho các nhà nhập khẩu. Trước mắt, Toyota Việt Nam phải tạm dừng nhập khẩu xe nguyên chiếc.
Honda CR-V là một bài toán khó điển hình, khi buộc phải thiếu vắng trên thị trường trong phần còn lại của năm 2017. Hãng cho biết bắt đầu nhận đặt hàng và giao xe từ 1/2018, bỏ mặc phân khúc crossover đang có doanh số tốt cho các mẫu xe đối thủ.
Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam đã gửi kiến nghị tới các cơ quan chức năng, bày tỏ quan ngại về việc doanh nghiệp sẽ gặp khó, tốn kém chi phí, giá ôtô khó giảm gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng.
Mùa bán ôtô cuối 2017 khác hẳn trong mắt Trần Độ - một nhân viên kinh doanh của Mazda. Đối với anh, hai tháng trở lại đây, thị trường chung đã ấm lên và nhu cầu mua xe đã tăng cao.
Nếu như các năm trước, các hãng nói chung và đại lý nói riêng cạnh tranh với nhau bằng ưu đãi, khuyến mãi để thu hút khách hàng, thì năm nay khác hẳn. Vũ khí cạnh tranh thực sự nằm ở nguồn cung.
"Bên mình (Mazda) áp giá bán chung, bán chuẩn một giá trên cả nước. Ngoài ra chỉ thêm quà tặng và bảo hiểm, cũng khoảng 10 đến 20 triệu đồng tùy dòng xe", anh cho biết. "Tính cạnh tranh giữa các hãng đợt này giảm xuống do những hãng có nhiều mẫu xe nhập khẩu như Mitsubishi, Honda, Ford... đều đã hết xe để giao".
"Có thể các mẫu xe nhập khẩu chờ tới 1/1/2018 để hưởng thuế nhập khẩu mới, hoặc nguồn cung còn hạn chế. Điều này khiến khách hàng phải chờ đến gần Tết Âm lịch mới nhận được xe, mà chưa rõ có đúng hẹn hay không", anh cho biết thêm.
"Một số hãng xe như Kia, Mazda hay Toyota chịu ảnh hưởng ít, nguồn cung trong nước tốt, nên có lợi thế hơn về việc giao xe đúng hẹn cho khách hàng", anh nhận định.
Đại lý nơi anh Trần Độ làm việc 3 tháng nay khả năng đạt hơn 100 xe. Chỉ tiêu bán hàng của mỗi nhân viên kinh doanh dao động từ 3-6 xe/người, khác hẳn với L.T.
Năm 2018, khi thuế nhập khẩu ô tô về 0% khiến nhiều người kỳ vọng giá xe sẽ giảm nhưng thực tế không như mong đợi. Liệu giá xe năm 2019 có giảm?
Cơn đổ bộ của xe nhập giá rẻ không diễn ra như dự kiến, tuy nhiên người dùng vẫn mua nhiều ôtô hơn so với 2017.
Interbrand vừa công bố xếp hạng Top 100 Best Global Brands 2018. Theo đó, Toyota vẫn dẫn đầu nhóm các thương hiệu ô tô xe máy và Subaru là cái tên mới xuất hiện thay thế Tesla.
Tổ chức Kantar Millward Brown vừa công bố bảng xếp hạng BrandZ - 100 thương hiệu ô tô có giá trị nhất toàn cầu. Cuộc khảo sát này đã được thực hiện trong 13 năm liên tiếp.
Hàng năm, tổ chức Brand Finance đều công bố Top 10 thương hiệu ô tô có giá trị nhất trên thế giới, kết quả đưa ra dựa trên hai tiêu chí về doanh thu hiện tại và giá trị bản quyền thương hiệu.