Thị Trường, - 03/05/2013 08:19 PM
Mục tiêu quy hoạch phát triển ngành công nghiệp (CN) ô tô lần này mà Bộ Công Thương trình Chính phủ là lựa chọn được phương án phát triển CN ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 hiệu quả, ổn định và bền vững, phù hợp với bối cảnh quốc tế và khu vực...

Mục tiêu của quy hoạch phát triển ngành CN ô tô lần này mà Bộ Công Thương trình Chính phủ là lựa chọn được phương án phát triển CN ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 hiệu quả, ổn định và bền vững, phù hợp với bối cảnh quốc tế và khu vực, phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đủ khả năng đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước về các loại xe tải, xe khách thông dụng, một số loại xe con và xe chuyên dụng và tham gia xuất khẩu xe nguyên chiếc; đồng thời trở thành nhà cung cấp một số loại cụm chi tết, phụ tùng, linh kiện cho công nghiệp ô tô thế giới; góp phần giảm nhập siêu và thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển.

Mục tiêu cụ thể   

Tỷ lệ số lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước so với nhu cầu nội địa:

Chỉ tiêu

Sản xuất, lắp ráp đáp ứng nhu cầu (%)

2015

2020

2030

Tổng nhu cầu xe

73

60

65

Ô tô đến 9 chỗ

70

50

60

Ô tô trên 9 chỗ

96

93

94

Ô tô tải

80

80

80

Xe chuyên dụng

20

20

20

Mục tiêu sản lượng sản xuất các loại xe đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và tốc độ tăng trưởng:

Chỉ tiêu

Sản lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước (ngàn cái)

Tăng trưởng (%/năm)

2015

2020

2030

13-15

16-20

21-30

Tổng số xe

121,3

256,4

1.563,2

5,92

16,15

19,81

Ô tô đến 9 chỗ

66,1

133,6

1.097,3

4,46

15,11

23,44

Ô tô trên 9 chỗ

6,7

16,3

73,1

16,82

19,53

16,21

Ô tô tải

47,5

104,5

385,9

6,89

17,07

13,96

Xe chuyên dụng

1,0

2,0

6,9

0,56

14,92

12,89

Mục tiêu xuất khẩu ô tô và phụ tùng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030:

Chỉ tiêu

Đơn vị

2015

2020

2030

Tổng lượng xe xuất khẩu

Cái

1.000

12.000

140.000

Tr.đó: Ô tô đến 9 chỗ

Cái

0

5.000

100.000

Ô tô trên 9 chỗ

Cái

500

2.000

10.000

Ô tô tải

Cái

500

5.000

30.000

Xuất khẩu linh kiện, phụ tùng

Triệu USD

2.000

4.000

6.500

Chú trọng phát triển CN hỗ trợ

Rút kinh nghiệm về kết quả không đạt yêu cầu trong phát triển ngành CN hỗ trợ cho phát triển ngành CN ô tô giai đoạn vừa qua, tại quy hoạch mới, Bộ Công Thương đưa ra chỉ tiêu: trong giai đoạn 2011- 2015, định hình cơ bản ngành CN hỗ trợ phục vụ sản xuất lắp, ráp ô tô. Đến 2015, phấn đấu cung ứng 20-25% (về giá trị) linh kiện, phụ tùng cho nhu cầu sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước; đẩy mạnh xuất khẩu, từng bước tham gia hệ thống cung ứng linh kiện phụ tùng ô tô trong khu vực và trên thế giới, xây dựng thương hiệu sản phẩm trên thị trường trong nước và khu vực.

Giai đoạn 2016- 2020, tập trung phát triển mạnh ngành CN hỗ trợ phục vụ sản xuất ô tô, đảm bảo đến năm 2020 có khả năng cung ứng 40-45% linh kiện, phụ tùng (về giá trị) cho nhu cầu sản xuất lắp ráp ô tô trong nước; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị của ngành CN ô tô khu vực và thế giới với vai trò nhà cung cấp quan trọng về một số loại phụ tùng, chi tiết, linh kiện.

Giai đoạn 2021- 2030, phát triển ngành CN hỗ trợ cả về quy mô và chủng loại sản phẩm, với công nghệ hiện đại, đủ khả năng cung ứng 50-60% (về giá trị) linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, có vị trí trong chuỗi giá trị sản xuất của ngành CN ô tô khu vực và thế giới.

Tăng cường nghiên cứu, thiết kế và hợp tác với nước ngoài để đến năm 2020 có thể sản xuất được các chi tiết, linh kiện quan trọng, như: bộ phận truyền động, hộp số; sản xuất, lắp ráp động cơ cho một số chủng loại xe có sản lượng lớn.

Đầu tư dòng xe chủ lực

Như đã đề cập ở trên, do dung lượng thị trường nhỏ, lại phát triển dàn trải với rất nhiều chủng loại xe nên các DN không quan tâm đầu tư phát triển CN hỗ trợ, dẫn đến tỷ lệ nội địa hoá rất thấp. Kinh nghiệm phát triển thành CN ô tô của Thái Lan và Indonesia đều gắn với tập trung phát triển dòng xe chủ lực. Vì vậy, trong giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ngành CN ô tô Việt Nam sẽ có những lựa chọn, đầu tư phát triển dòng xe chủ lực.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn lực trong nước còn hạn chế, thị trường hạn hẹp, ngành CN ô tô muốn thành công phải xác định đầu tư tập trung, có trọng điểm và việc lựa chọn dòng xe chủ lực phải dựa trên các tiêu chí như: tiết kiệm năng lượng, an toàn, thân thiện với môi trường; có nhu cầu lớn trong giai đoạn trước mắt cũng như trong dài hạn thuộc dòng xe dưới 9 chỗ; sản xuất quy mô lớn ≥ 30.000 xe đến năm 2015 và ≥ 100.000 xe năm 2020; có khả năng cạnh tranh trong hội nhập khu vực và thế giới (có khả năng xuất khẩu để dần dần cân bằng ngoại tệ); Có tỷ lệ giá trị nội địa  ≥ 40% tính theo thông lệ thế giới; tiêu chuẩn khí thải EURO 4.

Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.