Theo thông tin chính thức từ Sở Giao thông Vận tải TPHCM, xe máy sẽ được đi làn đường bên phải ngoài cùng với tốc độ tối đa cho phép là 50 km/ giờ, bên cạnh đó nghiêm cấm dừng và đỗ xe trên đoạn đường này.
Ở những làn đường còn lại, các loại ô tô con, xe khách, ô tô tải dưới 3.5 tấn đi với tốc độ tối đa là 70 km/giờ. Đối với làn đường sát dải phân cách tim đường cho phép tất cả các ô tô đi làn đường này với tốc độ tối đa là 70km/giờ.
Để đảm bảo an toàn cho các phương tiện xe máy tham gia lưu thông, Sở GTVT đã lắp dải phân cách để đảm bảo an toàn, tránh việc người đi xe máy lấn sang làn ô tô.
Việc cho phép xe máy đi vào đường dẫn cao tốc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân muốn di chuyển vào khu trung tâm sẽ rút ngắn được 3 km so với đi vòng ra xa lộ Hà Nội. Đồng thời, giảm tải cho xa lộ Hà Nội, đường Nguyễn Duy Trinh và đặc biệt là ở nút giao An Phú.
Mặt khác, đoạn đường từ khu công nghệ cao (quận 9) đi vòng ra xa lộ Hà Nội, hoặc hướng đường Nguyễn Duy Trinh đều tắc nghẽn vào giờ cao điểm, trong khi đó, đường dẫn vào cao tốc rất rộng mà lượng ô tô đi tuyến đường này chưa nhiều, nên giúp người điều khiển phương tiện tiết kiệm thời gian hơn.
Từ ngày 1/6/2017, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) sẽ ban hành phương án xử lý và mức giá dịch vụ sử dụng đối với các phương tiện quay đầu, mất vé thẻ trên tuyến đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Từ 24h ngày 14/5/2017, Công ty cổ phần Dịch vụ Đường cao tốc Việt Nam đã chính thức vận hành hệ thống thu phí kín trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, với 33 cửa bán tự động.
Cụ thể, Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VECE) sẽ cung cấp thông tin, hình ảnh người vi phạm an toàn, văn hóa giao thông mà hệ thống camera giám sát ghi được cho cơ quan chức năng xử lý từ ngày 1/5/2017.
Vào chiều 20/9, một chiếc Porsche Cayenne bất ngờ đâm vào rào chắn và lật ngửa khi đang lưu thông trên tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đoạn qua địa bàn huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai.