Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải gửi Chính phủ, trong số năm tuyến cao tốc do Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý , dự án giai đoạn 1 về thu phí tự động hiện còn 4 tuyến cao chưa được lắp đặt hệ thống thu phí, khó hoàn thành trong năm 2019. Ngoài ra, tại các dự án BOT giao thông khác thuộc giai đoạn 1 đã triển khai vẫn gặp khó khăn trong nguồn vốn. Ngoài ra, số lượng phương tiện dán thẻ thu phí tự động hiện mới đạt khoảng 800.000 trong tổng số 3,5 triệu phương tiện là chưa đạt được như mục tiêu.
Với dự án giai đoạn 2, Tổng cục Đường bộ đã đấu thầu và ký hợp đồng với Liên danh nhà đầu tư do Viettel đứng đầu. Tuy nhiên, từ tháng 5 tới nay, do vướng quy định, Viettel vẫn chưa thành lập được doanh nghiệp dự án theo quy định. Do vậy, dự án thu phí tự động giai đoạn 2 khó hoàn thành đúng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng (trước 31/12/2019). Ngoài ra, với 19 trạm thu phí trên quốc lộ và 2 tuyến cao tốc do 14 địa phương quản lý, đến nay mới có 6 địa phương tham gia vào dự án thu phí tự động, số còn lại đang nghiên cứu.
Bộ GTVT nhận định, lỗi chậm triển khai dự án giai đoạn 1 và 2 chủ yếu do chủ quan, nên kiến nghị Thủ tướng gia hạn thực hiện sang năm 2020 với một số giải pháp được đưa ra như: Cho phép Viettel được thành lập doanh nghiệp, làm cơ sở triển khai dự án thu phí tự động giai đoạn 2. Đồng thời, Bộ GTVT cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại có giải pháp để hỗ trợ, tái cơ cấu khoản vay; Ngoài ra, giữ nguyên nhóm nợ cho vay các dự án BOT do bị ảnh hưởng bởi chính sách không tăng phí, khiến hụt doanh thu, tạo điều kiện để thúc đẩy ký hợp đồng dịch vụ thu phí tự động.
Dự án thu phí không dừng giai đoạn 1 có 44 trạm, gồm 26 trạm trên quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên và 18 trạm trên các tuyến cao tốc và các quốc lộ khác. Đến nay, đã có 38 trạm lắp đặt thiết bị, triển khai thu phí tự động. Dự án giai đoạn 2 sẽ triển khai trong năm 2020 có 33 trạm, bao gồm 10 trạm trên quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên và 23 trạm trên các tuyến cao tốc và các quốc lộ khác.
Được biết, khi áp dụng phương thức thu phí điện tử tự động không dừng thì khách hàng phải nộp tiền vào tài khoản ETC trả tiền, nhưng đa số người Việt lại có thói quen tiêu xài tiền mặt từ trước đến nay.
Bên cạnh đó, lượng xe phải dán thẻ trên toàn quốc rất lớn nhưng khi lập tài khoản thu phí không dừng người dân vẫn không được hưởng các chính sách như khuyến mãi, giảm phí, tính lãi suất tiền gửi... khiến người Việt không mặn mà với việc gắn thẻ, nộp tiền tài khoản ETC.
Nếu không có những giải pháp cụ thể, thì 4 lợi ích đối với xã hội (giảm ùn tắc, giảm ô nhiễm; giảm tai nạn và giảm thanh toán bằng tiền mặt) mà công ty cổ phần VETC nêu ra chỉ nằm trên giấy khi không nhận được sự hưởng ứng, cộng hưởng từ các chủ phương tiện.
Việc triển khai thu phí không dừng tại sân bay sẽ góp phần tăng cường công khai, minh bạch trong công tác thu phí dừng, đỗ xe đón trả khách, đồng thời giảm ùn tắc giao thông tại đây và bộ GTVT đánh giá đề xuất này.
Những ngày gần đây, việc thu phí không dừng trên các tuyến đường cao tốc bắt đầu có hiệu lực, thì dân tình lại vội vàng đi dán các thẻ thu phí nhưng lại có nhiều câu hỏi trước 2 loại thẻ hiện nay là VETC và ePass.
VEC đã chọn được nhà thầu đầu tư và vận hành hệ thống thu phí tự động trên các tuyến cao tốc do đơn vị quản lý, đảm bảo xong trong tháng 7 tới.
Trong số 1 triệu xe ô tô đã dán thẻ thu phí tự động không dừng cũng chỉ có hơn 47% nạp tiền để sử dụng dịch vụ.
Theo chỉ đạo của chính phủ ban hành ngày 17/6, các dự án BOT đường bộ chưa lắp đặt hệ thống thu phí tự động sẽ phải dừng hoạt động từ cuối năm nay.