Nhằm giảm tải thu nhận và xử lý tiền phạt với số lượng vi phạm ngày càng lớn hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã xem xét và nhất trí phương án giao cho Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) cung cấp dịch vụ thu tiền nộp phạt và chuyển phát giấy tờ bị thu giữ cho người vi phạm giao thông vào ngày 29/1/2016 vừa qua.
Theo thông lệ từ trước đến nay, người nộp phạt phải ký biên bản nộp phạt, tiếp theo là cầm biên bản vi phạm đến Kho bạc Nhà nước nộp phạt, sau đó cầm biên lai về nộp lại cho cơ quan xử lý để nhận lại giấy tờ.
Mặt khác, việc thu tiền xử phạt vi phạm giao thông vốn được giao cho Kho bạc, nhưng hệ thống Kho bạc chỉ có đến cấp quận/huyện và chỉ làm việc trong giờ hành chính, nên việc đi lại nộp phạt và lấy giấy tờ của người dân gặp không ít khó khăn.
Với đề xuất được thông qua lần này, quy trình sẽ trải qua các bước như sau: khi người vi phạm giao thông có nhu cầu cung cấp dịch vụ nói trên, dựa vào nội dung ghi trên biên bản vi phạm hành chính, bưu điện sẽ liên hệ với CSGT để tìm thông tin liên quan đến các khâu xử lý vi phạm sau đó.
Khi quyết định xử phạt ban hành, bưu điện sẽ nộp biên bản vi phạm hành chính để nhận bản chính quyết định xử phạt vi phạm, đồng thời sẽ liên hệ với Kho bạc Nhà nước (Ngân hàng) để được chỉ định đóng tiền phạt.
Sau khi nộp phạt xong, bưu điện sẽ nộp biên lai đóng phạt cho CSGT để nhận lại các giấy tờ bị tạm giữ của người vi phạm. Khi ký nhận đầy đủ các loại giấy tờ bị tạm giữ của người vi phạm cùng với bản chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính và biên lai đóng phạt, bưu điện sẽ chuyển phát toàn bộ đến tận nhà người dân.
Theo đánh giá của Chính phủ, việc thu nộp tiền xử phạt giao thông trong thời gian qua còn phức tạp, mất thời gian cho người vi phạm khi phải đi lại nhiều lần. Bên cạnh đó, còn dẫn đến hệ luỵ về khoản tiền không chính đáng mà người dân cần phải nộp phạt.
Ngoài hỗ trợ cho người vi phạm nộp phạt qua bưu điện, Chính phủ đang cân nhắc và xây dựng thêm các phương án thu tiền phạt vi phạm giao thông tại ngân hàng, thanh toán trực tuyến, ATM… nhằm tạo sự thuận tiện cho người dân, cũng như giảm tải không nhỏ một lượng phương tiện lưu thông trên đường.
Trưởng Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đồng Nai nghiêm cấm lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ công an can thiệp xử lý vi phạm giao thông.
Trong trường hợp tài xế vi phạm luật giao thông đường bộ mà chậm nộp phạt sẽ bị tính lãi theo ngày dựa trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Các cán bộ, đảng viên vi phạm giao thông có thể bị đưa vào tiêu chí xếp loại. Người đứng đầu đơn vị có người vi phạm có thể bị kiểm điểm, xem xét trách nhiệm.
Trong suốt thời gian du Xuân, việc không bị dừng bởi cảnh sát giao thông là một điều may mắn, tuy nhiên bên cạnh đó người dùng có thể bị phạt nguội thông qua các thiết bị chuyên dụng và hiện đã có một số phương án kiểm tra nhanh nhất.
Tưởng chừng việc tránh nắng dưới bóng râm khi chờ đèn đỏ là bình thường, nhưng thực tế hành vi này lại vô tình vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt tới vài trăm ngàn.