Phán Quyết
Khi cơ thể đã tiếp nhận lượng cồn nhất định dù chưa thật say nhưng hầu như các phán quyết gần như không còn bình thường nên hầu hết người uống rượu bia đều đi rất nhanh mà vẫn thấy chậm và không còn kịp nhìn thấy các bảng báo cũng như cách xử lý tình huống không đủ nhanh dễ dẫn đến tai nạn.
Tập trung
Lái xe đòi hỏi rất nhiều về khả năng tập trung phối hợp các bước lái cùng lúc. Tuy nhiên, khi có rượu, bia trong người, bạn chỉ còn có thể tập trung vào một hành động nhất định. Vì thế nhiều tai nạn giao thông xảy ra chỉ vì sơ xuất mất tập trung trong thời gian rất ngắn.
Khi quá say, cơ thể bạn chỉ còn duy nhất là tìm chỗ ngủ, nếu tiếp tục chạy xe, bạn không thể nào tập trung cho việc lái được từ đó dễ dẫn đến các hành động như nhầm lẫn chân ga, hoặc lái xe trong vô thức khi bạn không còn điều khiển cơ thể nữa.
Phản xạ chậm
Một khi đã uống rượu bia sẽ làm giảm khả năng đọc hiểu các tình huống bất ngờ mà cần phản xa nhanh để đảm bảo an toàn vì não của bạn mất một khoảng thời gian lâu hơn để tiếp nhận tình huống và thực hiện phản xạ. Khi nồng độ cồn quá cao, bạn không còn khả năng phản ứng trong trường hợp khấn cấp.
Giảm khả năng phối hợp
Khi lái xe, việc phối hợp giữa tay,chân,mắt, não bộ rất quan trọng khi đưa ra các phương án xử lý khi lưu thông. Việc uống rượu bia làm giảm đi đáng kể khả năng này, thậm chí không còn nhận biết được tình trạng xung quanh khi lái xe.
Giảm tầm nhìn
Ảnh hưởng của chất cồn làm mờ mắt, giảm tầm nhìn, thường tập trung vào một điểm duy nhất trong thời gian dài, giảm khả năng nhận biết chiều sâu cũng như khoảng cách với các vật thể phía trước. Tệ hơn bạn không còn điều khiển được cơ mắt của mình cũng như nhận thức được các hành động diễn ra xung quanh.
Mức ảnh hưởng của nồng độ cồn trong máu
Nồng độ cồn 0.05
Giới hạn theo quy định là 0.05% tuy nhiên với cơ địa một người sẽ làm giảm khả năng phán đoán hành vi, sự phối hợp của các nhóm cơ và tốc độ phản ứng và khả năng phát hiện vật thể di chuyển chậm dần.
Nồng độ 0.08
Sự phối hợp các nhóm, sự phán đoán, kiểm soát hành vi giảm dần, mất trí nhớ tạm thời trong thời gian ngắn, khả năng tập trung, làm chủ tốc độ, xử lý thông tin giảm đi đáng kể.
Nồng độ 0.1
Khả năng phối hợp kém, phản ứng chậm chạp, không còn nhận thức trong việc giữ phương tiện đi thẳng, việc sử dụng phanh trở nên kém cõi, nói năng không rõ ràng.
Nồng độ 0.15
Gần như không còn kiểm soát được cơ lực, bắt đầu có triệu chứng nôn ói, mất thăng bằng trầm trọng, việc xử lý thông tin, phản xạ không còn, khả năng nghe nhìn giảm rõ rệt, việc điều khiển phương tiện lưu thông lúc này cực kì nguy hiểm tới tính mạng cho bản thân và mọi người xung quanh.
Cách nào để giải bia/rượu tốt nhất
Chúng ta thường nghe truyền tai rằng uống nước chanh, nước mía, gừng nóng, hay tắm nước nóng giúp giải bia/rượu nhanh hơn. Thực tế việc này không đúng, vì cơ thể mỗi người mất trung bình 1 tiếng để thải ra ngoài một lượng cồn nhất định. Với cơ thể người bình thường bạn mất khoảng 6 giờ để cơ thể giải hết lượng cồn trong 3 chai bia hoặc 3 ly rượu vang để trở về trở thái ổn định.
Bạn cần nhớ hình phạt cho việc lái xe có nồng độ cồn trong máu rất đắt cụ thể:
Căn cứ theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, các mức phạt liên quan đến hành vi vi phạm nồng độ cồn "lái xe khi đã uống rượu, bia" như sau:
Với xe máy
Phạt từ 1-3 triệu đồng, tước bằng lái xe 2 tháng nếu nồng độ cồn từ 0.5 trở lên.
Với ô tô
Phạt từ 7 - 18 triệu đồng, tước bằng lái xe từ 3 - 6 tháng nếu nồng độ cồn từ 0.5 trở lên.
Nếu nồng độ cồn dưới mức vi phạm sẽ bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng và tước bằng lái xe 2 tháng nếu gây tai nạn.
Các mẫu xe Honda CR-V, Hyundai SantaFe, Toyota Fortuner... rơi vào tình trạng sốt giá trước Tết và nhiều khách hàng không ngần ngại chi thêm cả trăm triệu đồng để sở hữu xe sớm.
Số lượng xe nhập khẩu từ Nhật Bản tăng kỉ lục trong tháng 11, xe nhập từ Thái Lan tăng hơn 600 chiếc so với tuần trước… những con số thể hiện nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng Việt Nam đối với các dòng xe nhập khẩu.